Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 22 kết nối tri thức có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Lí 10 Kết nối tri thức có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương III. Động lực học


Trắc nghiệm Bài 22. Thực hành: Tổng hợp lực - Vật lí 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Một diễn viên xiếc (coi là một vật rắn) có trọng lượng 800N đi xe đạp một bánh trên dây làm dây võng xuống một góc \({120^0}\). Lực căng của dây treo có giá trị là bao nhiêu khi diễn viên xiếc đứng cân bằng? Coi dây không giãn.

  • A.

    \(400N\)

  • B.

    \(400\sqrt 2 N\)

  • C.

    \(400\sqrt 3 N\)

  • D.

    \(800N\)

Câu 2 :

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện:

  • A.

    \(\overrightarrow {{F_1}}  - \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow {{F_2}} \)

  • B.

    \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  =  - \overrightarrow {{F_3}} \)

  • C.

    \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow {{F_3}} \)

  • D.

    \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow {{F_2}} \)

Câu 3 :

Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \)  tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu

  • A.

    Di chuyển điểm đặt của một lực trên giá của nó.

  • B.

    Tăng độ lớn của một trong ba lực lên gấp hai lần.

  • C.

    Làm giảm độ lớn hai trong ba lực đi hai lần.

  • D.

    Di chuyển giá của một trong ba lực.

Câu 4 :

Điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực đó có giá đồng phẳng và đồng quy không song song là :

  • A.

    Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

  • B.

    Ba lực đó có độ lớn bằng nhau.

  • C.

    Ba lực đó phải vuông góc với nhau từng đôi một.

  • D.

    Ba lực đó không nằm trong một mặt phẵng.

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy?

  • A.

    Phân tích hai lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy.

  • B.

    Trượt hai lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm lực phân tích của hai lực đồng quy.

  • C.

    Trượt hai lựctrên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy.

  • D.

    Phân tích lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm lực phân tích của hai lực đồng quy.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Một diễn viên xiếc (coi là một vật rắn) có trọng lượng 800N đi xe đạp một bánh trên dây làm dây võng xuống một góc \({120^0}\). Lực căng của dây treo có giá trị là bao nhiêu khi diễn viên xiếc đứng cân bằng? Coi dây không giãn.

  • A.

    \(400N\)

  • B.

    \(400\sqrt 2 N\)

  • C.

    \(400\sqrt 3 N\)

  • D.

    \(800N\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của 3 lực không song song:

- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy

- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba: \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  + \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow 0 \)

Lời giải chi tiết :

+ Áp dụng điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của 3 lực không song song, ta có:

\(\overrightarrow P  + \overrightarrow {{T_1}}  + \overrightarrow {{T_2}}  = \overrightarrow 0 \)

Từ hình, ta có: \({P^2} = T_1^2 + T_2^2 + 2{T_1}{T_2}{\rm{cos12}}{{\rm{0}}^0} = T_1^2 + T_2^2 - {T_1}{T_2}\) (1)

+ Mặt khác, do dây không giãn, ta suy ra: \({T_1} = {T_2}\) (2)

Từ (1) và (2), ta suy ra: \({T_1} = {T_2} = P = 800N\)

Câu 2 :

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện:

  • A.

    \(\overrightarrow {{F_1}}  - \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow {{F_2}} \)

  • B.

    \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  =  - \overrightarrow {{F_3}} \)

  • C.

    \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow {{F_3}} \)

  • D.

    \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow {{F_2}} \)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:

- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy

- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba

\(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  =  - \overrightarrow {{F_3}} \)  hay \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  + \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow 0 \)

Câu 3 :

Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \)  tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu

  • A.

    Di chuyển điểm đặt của một lực trên giá của nó.

  • B.

    Tăng độ lớn của một trong ba lực lên gấp hai lần.

  • C.

    Làm giảm độ lớn hai trong ba lực đi hai lần.

  • D.

    Di chuyển giá của một trong ba lực.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về tác dụng của một lực lên vật rắn và sự cân bằng của vật rắn (c2)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó

=> Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \)  tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu di chuyển điểm đặt của một lực trên giá của nó.

Câu 4 :

Điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực đó có giá đồng phẳng và đồng quy không song song là :

  • A.

    Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

  • B.

    Ba lực đó có độ lớn bằng nhau.

  • C.

    Ba lực đó phải vuông góc với nhau từng đôi một.

  • D.

    Ba lực đó không nằm trong một mặt phẵng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực đó có giá đồng phẳng và đồng quy không song song là: - Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy

- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba: \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  =  - \overrightarrow {{F_3}} \)  hay \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  + \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow 0 \)

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy?

  • A.

    Phân tích hai lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy.

  • B.

    Trượt hai lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm lực phân tích của hai lực đồng quy.

  • C.

    Trượt hai lựctrên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy.

  • D.

    Phân tích lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm lực phân tích của hai lực đồng quy.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quy tắc hợp 2 lực đồng quy: Trượt hai lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 17 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 18 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 19 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 20 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 21 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 22 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 23 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 24 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 25 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 26 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 27 kết nối tri thức có đáp án