Trắc nghiệm Bài 17. Trọng lực và lực căng - Vật lí 10 Kết nối tri thức
Đề bài
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra cho vật gia tốc rơi tự do
-
B.
Trọng lực là lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất
-
C.
Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra chuyển động cho vật
-
D.
Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra biến đổi cho vật.
Chọn câu sai. Ở gần Trái Đất, trọng lực có:
-
A.
Phương thẳng đứng
-
B.
Chiều từ trên xuống
-
C.
Điểm đặt tại trọng tâm của vật
-
D.
Trong mọi trường hợp, trọng lực đều có độ lớn là 10.m
Một vật có khối lượng 2 kg được đặt trên mặt bàn. Trọng lượng của vật bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s 2
-
A.
20 N
-
B.
19,6 N
-
C.
19,4 N
-
D.
19 N
Một vật có khối lượng m, gia tốc trọng trường là g. Nếu khối lượng của vật tăng lên 2 lần thì trọng lượng của vật:
-
A.
tăng lên 2 lần
-
B.
giảm đi 2 lần
-
C.
tăng lên 4 lần
-
D.
không đổi
Chọn câu sai. Lực căng do sợi dây tác dụng vào vật:
-
A.
có phương trùng với phương của sợi dây
-
B.
cùng chiều với chiều của lực do vật kéo dãn dây
-
C.
ngược chiều với chiều của lực do vật kéo dãn dây
-
D.
Cả A và C đều đúng
Một vật được treo vào một sợi dây không dãn trên trần nhà, các lực tác dụng vào vật là:
-
A.
Trọng lực P
-
B.
Lực căng T
-
C.
Trọng lực P, lực căng T
-
D.
Trọng lực P, phản lực N, lực căng T
Một vật có khối lượng 5 kg được treo vào hai sợi dây không dãn. Biết lực căng của 1 sợi dây là 25 N. Hỏi sau khi treo vật vào thì tình trạng của sợi dây như thế nào? Lấy g = 10 m/s 2
-
A.
đứt ngay lập tức
-
B.
được một thời gian ngắn thì sợi dây từ từ đứt
-
C.
sợi dây không bị đứt
-
D.
một sợi dây đứt, một sợi không bị đứt.
Lời giải và đáp án
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra cho vật gia tốc rơi tự do
-
B.
Trọng lực là lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất
-
C.
Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra chuyển động cho vật
-
D.
Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra biến đổi cho vật.
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức đã học
Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gấy ra cho vật gia tốc rơi tự do
Chọn câu sai. Ở gần Trái Đất, trọng lực có:
-
A.
Phương thẳng đứng
-
B.
Chiều từ trên xuống
-
C.
Điểm đặt tại trọng tâm của vật
-
D.
Trong mọi trường hợp, trọng lực đều có độ lớn là 10.m
Đáp án : D
Vận dụng lí thuyết đã học
Ở gần Trái Đất, trọng lực có:
+ Phương thẳng đứng
+ Chiều từ trên xuống dưới
+ Điểm đặt tại trọng tâm của vật
+ Độ lớn: P = m.g
=> A, B, C đúng
Đáp án D chỉ đúng trong một số trường hợp có gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2
Một vật có khối lượng 2 kg được đặt trên mặt bàn. Trọng lượng của vật bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s 2
-
A.
20 N
-
B.
19,6 N
-
C.
19,4 N
-
D.
19 N
Đáp án : B
Biểu thức tính trọng lượng của vật: P = m.g
Ta có m = 2 kg; g = 9,8 m/s 2
=> Trọng lượng của vật là: P = m.g = 2.9,8 = 19,6 N
Một vật có khối lượng m, gia tốc trọng trường là g. Nếu khối lượng của vật tăng lên 2 lần thì trọng lượng của vật:
-
A.
tăng lên 2 lần
-
B.
giảm đi 2 lần
-
C.
tăng lên 4 lần
-
D.
không đổi
Đáp án : A
Biểu thức tính trọng lượng của vật: P = m.g
Ta có P = m.g
=> P tỉ lệ thuận với m khi g không thay đổi
=> m tăng lên 2 lần thì P cũng tăng lên 2 lần
Chọn câu sai. Lực căng do sợi dây tác dụng vào vật:
-
A.
có phương trùng với phương của sợi dây
-
B.
cùng chiều với chiều của lực do vật kéo dãn dây
-
C.
ngược chiều với chiều của lực do vật kéo dãn dây
-
D.
Cả A và C đều đúng
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức đã học
Lực căng do sợi dây tác dụng vào vật có phương trùng với phương của sợi dây, có ciều ngược với chiều của lực do vật kéo dãn dây.
Một vật được treo vào một sợi dây không dãn trên trần nhà, các lực tác dụng vào vật là:
-
A.
Trọng lực P
-
B.
Lực căng T
-
C.
Trọng lực P, lực căng T
-
D.
Trọng lực P, phản lực N, lực căng T
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức đã học
Vật có khối lượng => Có trọng lực P
Vật được treo vào sợi dây => Có lực căng T
Một vật có khối lượng 5 kg được treo vào hai sợi dây không dãn. Biết lực căng của 1 sợi dây là 25 N. Hỏi sau khi treo vật vào thì tình trạng của sợi dây như thế nào? Lấy g = 10 m/s 2
-
A.
đứt ngay lập tức
-
B.
được một thời gian ngắn thì sợi dây từ từ đứt
-
C.
sợi dây không bị đứt
-
D.
một sợi dây đứt, một sợi không bị đứt.
Đáp án : C
Biểu thức tính trọng lượng của vật: P = m.g
Trọng lực của vật là: P = m.g = 5.10 = 50 (N)
Lực căng của 2 sợi dây là: 2.25 = 50 (N)
=> Lực căng có độ lớn bằng trọng lực, vật nằm cân bằng, sợi dây không đứt