Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 15 kết nối tri thức có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Lí 10 Kết nối tri thức có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương III. Động lực học


Trắc nghiệm Bài 15. Định luật 2 Newton - Vật lí 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Biểu thức thể hiện đúng của định luật 2 Newton là gì?

  • A.

    F = m.a

  • B.

    \(a = \frac{F}{m}\)

  • C.

    a = F.m

  • D.

    \(m = \frac{F}{a}\)

Câu 2 :

Đơn vị của lực nào sau đây đúng?

  • A.

    kg.m/s 2

  • B.

    J

  • C.

    kg.s/m

  • D.

    N/m

Câu 3 :

Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho tính gì của vật?

  • A.

    Cân nặng của vật

  • B.

    Vận tốc của vật

  • C.

    Quán tính của vật

  • D.

    Gia tốc của vật

Câu 4 :

Một vật có khối lượng 5 kg, chịu sự tác động của một lực 50 N. Gia tốc của vật đó là bao nhiêu?

  • A.

    2 m/s 2

  • B.

    4 m/s 2

  • C.

    8 m/s 2

  • D.

    10 m/s 2

Câu 5 :

Một người đẩy một thùng hàng có khối lượng 30 kg, gia tốc của thùng hàng là 3 m/s 2 . Lực đẩy thùng hàng có độ lớn là bao nhiêu?

  • A.

    10 N

  • B.

    60 N

  • C.

    90 N

  • D.

    120 N

Câu 6 :

Một vật có khối lượng 3 kg được treo vào một sợi dây không giãn có độ lớn lực căng là 50 N, hợp lực có độ lớn là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s 2

  • A.

    80 N

  • B.

    20 N

  • C.

    30 N

  • D.

    50 N

Câu 7 :

Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào?

  • A.

    Lớn hơn

  • B.

    Nhỏ hơn

  • C.

    Không thay đổi

  • D.

    Bằng 0

Câu 8 :

Một hợp lực 5 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg ban đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 1 s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là?

  • A.

    2,500 m

  • B.

    3,125 m

  • C.

    1,250 m

  • D.

    2,000 m

Câu 9 :

Một quả bóng có khối lượng 0,5 kg đang nằm yên trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 300 N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,03 s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng bao nhiêu?

  • A.

    0,01 m/s

  • B.

    0,1 m/s

  • C.

    5 m/s

  • D.

    18 m/s

Câu 10 :

Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 60 cm trong 0,4 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu?

  • A.

    7,5 m/s 2 ; 15 N.

  • B.

    7,0 m/s 2 ; 14 N

  • C.

    6,5 m/s 2 ; 13 N

  • D.

    6,0 m/s 2 ; 12 N

Câu 11 :

Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 4,0 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 1,0 m/s đến 5,0 m/s trong 2,0 s. Lực tác dụng vào vật là bao nhiêu?

  • A.

    2 N

  • B.

    4 N

  • C.

    6 N

  • D.

    8 N

Câu 12 :

Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn khi khởi hành được tăng tốc bởi một lực 2500 N trong 12 giây đầu tiên. Tốc độ của xe đạt được ở cuối khoảng thời gian đó là bao nhiêu?

  • A.

    20 m/s

  • B.

    30 m/s

  • C.

    40 m/s

  • D.

    50 m/s

Câu 13 :

Tác dụng một lực 60 N vào một xe chở hàng có khối lượng 200 kg. Thời gian tác dụng vào xe là bao nhiêu để tăng tốc độ của xe từ 6 m/s lên đến 12 m/s?

  • A.

    15 s

  • B.

    20 s

  • C.

    25 s

  • D.

    30 s

Câu 14 :

Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn đang chuyển động thì bị hãm phanh với lực hãm bằng 600 N. Hỏi độ lớn và hướng của vecto gia tốc mà lực này gây ra cho xe là bao nhiêu?

  • A.

    0,2 m/s 2 ; cùng chiều chuyển động.

  • B.

    0,2 m/s 2 ; ngược chiều chuyển động.

  • C.

    0,4 m/s 2 ; cùng chiều chuyển động.

  • D.

    0,4 m/s 2 ; ngược chiều chuyển động.

Câu 15 :

Khi vật chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó sẽ:

  • A.

    Chuyển động thẳng đều mãi.

  • B.

    Bị biến dạng hoặc biến đổi vận tốc

  • C.

    Chỉ biến đổi vận tốc mà không bị biến dạng

  • D.

    Chỉ biến dạng mà không biến đổi vận tốc

Câu 16 :

Hai xe A (m A ) và B (m B ) đang chuyển động với cùng một vận tốc thì tắt máy và cùng chịu tác dụng của một lực hãm F như nhau. Sau khi bị hãm, xe A còn đi thêm được một đoạn s A , xe B đi thêm một đoạn là s B < s A . Điều nào sau đây là đúng khi so sánh khối lượng của hai xe?

  • A.

    m A > m B

  • B.

    m A < m B

  • C.

    m A = m B

  • D.

    Chưa đủ điều kiện để kết luận

Câu 17 :

Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà độ lớn hợp lực tác dụng lên vật tăng lên nhưng không đổi hướng thì gia tốc của vật sẽ:

  • A.
    không thay đổi
  • B.
    tăng lên
  • C.
    giảm xuống
  • D.
    đổi hướng
Câu 18 :

Một ôtô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với v = 54km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Biết lực hãm 3000N. Xác định quãng đường xe đi được cho đến khi dừng lại?

  • A.

    37,5m

  • B.

    486m

  • C.

    19m

  • D.

    75m

Câu 19 :

Một quả bóng m = 0,4kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với lực 300N. Thời gian chân tác dụng vào quả bóng là 0,015s. Tính tốc độ của quả bóng lúc bay đi.

  • A.

    4,5m/s

  • B.

    18,75m/s

  • C.

    11,25m/s

  • D.

    26,67m/s

Câu 20 :

Cho viên bi $A$ chuyển động tới va chạm vào bi $B$ đang đứng yên, ${v_A} = {\rm{ }}2m/s$ sau va chạm bi $A$ tiếp tục chuyển động theo phương cũ với $v = 1m/s$, thời gian xảy ra va chạm là $0,4s$. Tính gia tốc của viên bi thứ $2$ , biết ${m_A} = {\rm{ }}200g,{\rm{ }}{m_B} = {\rm{ }}100g$.

  • A.

    $ - 2,5m/{s^2}$

  • B.

    $5m/{s^2}$

  • C.

    $1m/{s^2}$

  • D.

    $2m/{s^2}$

Câu 21 :

Một vật đang đứng yên, được truyền 1 lực F thì sau 5s vật này tăng 2m/s. Nếu giữ nguyên hướng của lực mà tăng gấp 2 lần độ lớn lực F vào vật thì sau 8s, vận tốc của vật tăng bao nhiêu?

  • A.

    4m/s

  • B.

    6,4m/s

  • C.

    3,2m/s

  • D.

    2m/s

Câu 22 :

Một ôtô có khối lưọng $500kg$ đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều trong $2s$ cuối cùng đi được $1,8 m$. Hỏi lực hãm phanh tác dụng lên ôtô có độ lớn là bao nhiêu?

  • A.

    \( - 450N\)

  • B.

    \(900N\)

  • C.

    \(450N\)

  • D.

    \( - 900N\)

Câu 23 :

Lực F truyền cho vật khối lượng m 1 thì vật có gia tốc \({a_1} = 2m/{s^2}\) , truyền cho vật khối lượng m 2 thì vật có \({a_2} = 3m/{s^2}\). Hỏi lực F sẽ truyền cho vật có khối lượng m 3 = m 1 + m 2 thì vật có gia tốc là bao nhiêu?

  • A.

    1,5m/s 2

  • B.

    5m/s 2

  • C.

    1,2m/s 2

  • D.

    4m/s 2

Câu 24 :

Một vật có khối lượng $4kg$, dưới tác dụng của lực F thu được gia tốc $3m/{s^2}$. Đặt thêm vào vật một vật khác thì cũng lực ấy chỉ gây được gia tốc $2 m/{s^2}$. Khối lượng của vật đặt thêm vào là:

  • A.

    2kg

  • B.

    6kg

  • C.

    4kg

  • D.

    3kg

Câu 25 :

Một xe lăn khối lượng 50kg, dưới tác dụng của một lực kéo theo phương ngang chuyển động không vận tốc đầu từ đầu phòng đến cuối phòng mất 10s. Khi chất lên xe một kiện hàng, xe phải chuyển động mất 20s. Bỏ qua ma sát. Khối lượng của kiện hàng là:

  • A.

    50kg

  • B.

    150kg

  • C.

    100kg

  • D.

    200kg

Câu 26 :

Vật chuyển động thẳng trên đoạn đường AB chịu tác dụng của lực F 1 theo phương ngang và tăng tốc từ 0 lên 10m/s trong thời gian t. Trên đoạn đường BC vật chịu tác dụng lực F 2 theo phương ngang và tăng tốc đến 15m/s cũng trong thời gian t.  Tỉ số \(\frac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = ?\)

  • A.

    2

  • B.

    1,5

  • C.

    1

  • D.

    0,5

Câu 27 :

Vật chịu tác dụng lực ngang F ngược chiều chuyển động thẳng trong $6s$. Vận tốc giảm từ $8m/s$ còn $5m/s$. Trong $10s$ tiếp theo lực tác dụng tăng gấp đôi về độ lớn còn hướng không đổi. Vận tốc của vật ở điểm cuối là:

  • A.

    \({v_2} = 2m/s\)

  • B.

    \({v_2} =  - 2m/s\)

  • C.

    \({v_2} =  - 5m/s\)

  • D.

    \({v_2} = 5m/s\)

Câu 28 :

Một xe tải khối lượng m = 2000kg đang chuyển động thì hãm phanh dừng lại sau khi đi thêm quãng đường 9m trong 3s. Lực hãm đó là:

  • A.

    \({F_h} = 4000N\)

  • B.

    \({F_h} = 2000N\)

  • C.

    \({F_h} = 3000N\)

  • D.

    \({F_h} = 1000N\)

Câu 29 :

Từ A, xe (1) chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu 5m/s đuổi theo xe (2) khởi hành cùng lúc tại B cách A 30m. Xe (2) chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu và cùng hướng với xe (1). Biết khoảng cách ngắn nhất giữa hai xe là 5m. Bỏ qua ma sát, khối lượng các xe \({m_1} = {m_2} = 1000kg\). Xác định lực kéo của động cơ mỗi xe. Biết các xe chuyển động theo phương ngang với gia tốc \({a_2} = 2{{\rm{a}}_1}\)

  • A.

    \({F_1} = 1000N;{F_2} = 500N\)

  • B.

    \({F_1} = {F_2} = 500N\)

  • C.

    \({F_1} = 500N;{F_2} = 1000N\)

  • D.

    \({F_1} = {F_2} = 1000N\)

Câu 30 :

Một vật khối lượng \(5kg\) được ném thẳng đứng xuống với vận tốc ban đầu \(2m/s\) từ độ cao \(30m\). Vật này rơi chạm đất sau \(3s\) sau khi ném. Cho biết lực cản không khí tác dụng vào vật không đổi trong quá trình chuyển động. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Lực cản của không khí tác dụng vào vật có độ lớn bằng:

  • A.

    \(23,35N\)

  • B.

    \(20N\)

  • C.

    \(73,34N\)

  • D.

    \(62,5N\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Biểu thức thể hiện đúng của định luật 2 Newton là gì?

  • A.

    F = m.a

  • B.

    \(a = \frac{F}{m}\)

  • C.

    a = F.m

  • D.

    \(m = \frac{F}{a}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Biểu thức định luật 2 Newton là: \(a = \frac{F}{m}\)

Từ biểu thức định luật 2 Newton => F = m.a; \(m = \frac{F}{a}\)

Câu 2 :

Đơn vị của lực nào sau đây đúng?

  • A.

    kg.m/s 2

  • B.

    J

  • C.

    kg.s/m

  • D.

    N/m

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Biểu thức tính lực: F = m.a

Lời giải chi tiết :

Ta có: F = m.a

+ m có đơn vị là kg

+ a có đơn vị là m/s 2

=> F có đơn vị là kg.m/s 2

Câu 3 :

Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho tính gì của vật?

  • A.

    Cân nặng của vật

  • B.

    Vận tốc của vật

  • C.

    Quán tính của vật

  • D.

    Gia tốc của vật

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học trong sách giáo khoa

Lời giải chi tiết :

Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật

Câu 4 :

Một vật có khối lượng 5 kg, chịu sự tác động của một lực 50 N. Gia tốc của vật đó là bao nhiêu?

  • A.

    2 m/s 2

  • B.

    4 m/s 2

  • C.

    8 m/s 2

  • D.

    10 m/s 2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Biểu thức định luật 2 Newton: \(a = \frac{F}{m}\)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật 2 Newton, ta có \(a = \frac{F}{m} = \frac{{50}}{5} = 10(m/{s^2})\)

Câu 5 :

Một người đẩy một thùng hàng có khối lượng 30 kg, gia tốc của thùng hàng là 3 m/s 2 . Lực đẩy thùng hàng có độ lớn là bao nhiêu?

  • A.

    10 N

  • B.

    60 N

  • C.

    90 N

  • D.

    120 N

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biểu thức định luật 2 Newton: \(a = \frac{F}{m}\)

Lời giải chi tiết :

Từ biểu thức định luật 2 Newton, ta có F = m.a = 30.3 = 90 (N)

Câu 6 :

Một vật có khối lượng 3 kg được treo vào một sợi dây không giãn có độ lớn lực căng là 50 N, hợp lực có độ lớn là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s 2

  • A.

    80 N

  • B.

    20 N

  • C.

    30 N

  • D.

    50 N

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biểu thức tính trọng lực: P = m.g

Lời giải chi tiết :

Chọn chiều dưới từ dưới lên trên

Theo định luật 2 Newton ta có, \(\overrightarrow F  = \overrightarrow T  + \overrightarrow P \)

Chiếu lên chiều dương, có: F = T – P = T – m.g = 50 – 3.10 = 20 N

Câu 7 :

Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào?

  • A.

    Lớn hơn

  • B.

    Nhỏ hơn

  • C.

    Không thay đổi

  • D.

    Bằng 0

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Định luật 2 Newton:

+ Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật.

+ Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng

+ Biểu thức: \(a = \frac{F}{m}\)

Lời giải chi tiết :

Theo định luật 2 Newton, ta có gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực

=> Lực giảm thì gia tốc cũng giảm

Câu 8 :

Một hợp lực 5 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg ban đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 1 s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là?

  • A.

    2,500 m

  • B.

    3,125 m

  • C.

    1,250 m

  • D.

    2,000 m

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Biểu thức định luật 2 Newton: \(a = \frac{F}{m}\)

+ Biểu thức tính quãng đường trong chuyển động biến đổi đều: \(s = {v_0}.t + \frac{1}{2}.a.{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

+ Ban đầu vật đứng yên nên v 0 = 0

+ Gia tốc của vật đó là: \(a = \frac{F}{m} = \frac{5}{2} = 2,5(m/{s^2})\)

+ Quãng đường vật đi được là: \(s = {v_0}.t + \frac{1}{2}.a.{t^2} = 0.1 + \frac{1}{2}.2,{5.1^2} = 1,25(m)\)

Câu 9 :

Một quả bóng có khối lượng 0,5 kg đang nằm yên trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 300 N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,03 s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng bao nhiêu?

  • A.

    0,01 m/s

  • B.

    0,1 m/s

  • C.

    5 m/s

  • D.

    18 m/s

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Biểu thức định luật 2 Newton: \(a = \frac{F}{m}\)

+ Biểu thức tính vận tốc trong chuyển động biến đổi đều: v = v 0 + a.t

Lời giải chi tiết :

+ Gia tốc của quả bóng là: \(a = \frac{F}{m} = \frac{{300}}{{0,5}} = 600(m/{s^2})\)

+ Ban đầu, quả bóng đứng yên nên v 0 = 0

=> Tốc độ của quả bóng là: v = v 0 + a.t = 0 + 600.0,03 = 18 (m/s)

Câu 10 :

Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 60 cm trong 0,4 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu?

  • A.

    7,5 m/s 2 ; 15 N.

  • B.

    7,0 m/s 2 ; 14 N

  • C.

    6,5 m/s 2 ; 13 N

  • D.

    6,0 m/s 2 ; 12 N

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Biểu thức định luật 2 Newton: F = m.a

+ Biểu thức tính quãng đường trong chuyển động thẳng nhanh dần đều: \(s = {v_0}.t + \frac{1}{2}.a.{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}s = {v_0}.t + \frac{1}{2}.a.{t^2}\\{v_0} = 0\\ \Rightarrow s = \frac{1}{2}.a.{t^2} \Rightarrow a = \frac{{2.s}}{{{t^2}}} = \frac{{2.0,6}}{{0,{4^2}}} = 7,5(m/{s^2})\\ \Rightarrow F = m.a = 2.7,5 = 15(N)\end{array}\)

Câu 11 :

Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 4,0 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 1,0 m/s đến 5,0 m/s trong 2,0 s. Lực tác dụng vào vật là bao nhiêu?

  • A.

    2 N

  • B.

    4 N

  • C.

    6 N

  • D.

    8 N

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Biểu thức định luật 2 Newton: F = m.a

+ Biểu thức mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc, thời gian trong chuyển động biến đổi đều:

v = v 0 + a.t

Lời giải chi tiết :

Ta có v = 5,0 m/s; v 0 = 1,0 m/s; t = 2,0 s

=> Gia tốc của vật là: \(a = \frac{{v - {v_0}}}{t} = \frac{{5,0 - 1,0}}{{2,0}} = 2(m/{s^2})\)

=> Lực tác dụng vào vật là: F = m.a = 4.2 = 8 (N)

Câu 12 :

Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn khi khởi hành được tăng tốc bởi một lực 2500 N trong 12 giây đầu tiên. Tốc độ của xe đạt được ở cuối khoảng thời gian đó là bao nhiêu?

  • A.

    20 m/s

  • B.

    30 m/s

  • C.

    40 m/s

  • D.

    50 m/s

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức:

+ \(a = \frac{F}{m}\)

+ v = v 0 + a.t

Lời giải chi tiết :

Đổi 1,5 tấn = 1500 kg

Gia tốc của ô tô là: \(a = \frac{F}{m} = \frac{{2500}}{{1500}} = \frac{5}{3}(m/{s^2})\)

Tốc độ của xe là: \(v = {v_0} + a.t = 0 + \frac{5}{3}.12 = 20(m/s)\)

Câu 13 :

Tác dụng một lực 60 N vào một xe chở hàng có khối lượng 200 kg. Thời gian tác dụng vào xe là bao nhiêu để tăng tốc độ của xe từ 6 m/s lên đến 12 m/s?

  • A.

    15 s

  • B.

    20 s

  • C.

    25 s

  • D.

    30 s

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức:

\(\begin{array}{l}a = \frac{F}{m}\\a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\end{array}\)

Lời giải chi tiết :

Gia tốc mà xe thu được là: \(a = \frac{F}{m} = \frac{{60}}{{200}} = 0,3(m/{s^2})\)

=> Thời gian để xe tăng tốc từ 6 m/s đến 12 m/s là: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} \Rightarrow \Delta t = \frac{{\Delta v}}{a} = \frac{{12 - 6}}{{0,3}} = 20(s)\)

Câu 14 :

Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn đang chuyển động thì bị hãm phanh với lực hãm bằng 600 N. Hỏi độ lớn và hướng của vecto gia tốc mà lực này gây ra cho xe là bao nhiêu?

  • A.

    0,2 m/s 2 ; cùng chiều chuyển động.

  • B.

    0,2 m/s 2 ; ngược chiều chuyển động.

  • C.

    0,4 m/s 2 ; cùng chiều chuyển động.

  • D.

    0,4 m/s 2 ; ngược chiều chuyển động.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Biểu thức định luật 2 Newton: \(a = \frac{F}{m}\)

Lời giải chi tiết :

Đổi 1,5 tấn = 1500 kg

=> Gia tốc của ô tô là: \(a = \frac{F}{m} = \frac{{600}}{{1500}} = 0,4(m/{s^2})\)

Vecto gia tốc cùng chiều với lực hãm phanh => Vecto gia tốc ngược chiều chuyển động.

Câu 15 :

Khi vật chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó sẽ:

  • A.

    Chuyển động thẳng đều mãi.

  • B.

    Bị biến dạng hoặc biến đổi vận tốc

  • C.

    Chỉ biến đổi vận tốc mà không bị biến dạng

  • D.

    Chỉ biến dạng mà không biến đổi vận tốc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.

+ Định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

=> Khi vật chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó sẽ bị biến dạng hoặc biến đổi vận tốc (do gia tốc đặc trưng cho sự biến đổi vận tốc của vật)

Câu 16 :

Hai xe A (m A ) và B (m B ) đang chuyển động với cùng một vận tốc thì tắt máy và cùng chịu tác dụng của một lực hãm F như nhau. Sau khi bị hãm, xe A còn đi thêm được một đoạn s A , xe B đi thêm một đoạn là s B < s A . Điều nào sau đây là đúng khi so sánh khối lượng của hai xe?

  • A.

    m A > m B

  • B.

    m A < m B

  • C.

    m A = m B

  • D.

    Chưa đủ điều kiện để kết luận

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức định luật II Niutơn: \(F = ma\)

+ Vận dụng biểu thức: \({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}}\)

Lời giải chi tiết :

Chọn chiều dương trùng chiều chuyển động của xe

Lực hãm xe có độ lớn \(F\)

+ Theo định luật II Niutơn, ta có gia tốc của các xe:

\({a_A} = \dfrac{{ - F}}{{{m_A}}};{a_B} = \dfrac{{ - F}}{{{m_B}}}\) (1)

(do các xe chuyển động chậm dần đều, lực hãm có chiều ngược chiều chuyển động)

+ Ta có: \({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}}\)

=> Quãng đường xe A và xe B đi được thêm là:

\({s_A} =  - \dfrac{{v_0^2}}{{2{a_A}}};{s_B} =  - \dfrac{{v_0^2}}{{2{a_B}}}\) (2)

Theo đầu bài, ta có:

\(\begin{array}{*{20}{l}}{{s_B} < {s_A} \leftrightarrow  - \dfrac{{v_0^2}}{{2{a_B}}} <  - \dfrac{{v_0^2}}{{2{a_A}}}}\\{ \leftrightarrow \dfrac{{v_0^2}}{{2{a_B}}} > \dfrac{{v_0^2}}{{2{a_A}}} \to {a_A} > {a_B}}\end{array}\)

Kết hợp với (1), ta được:

\(\begin{array}{l} \to \dfrac{{ - F}}{{{m_A}}} > \dfrac{{ - F}}{{{m_B}}}\\ \leftrightarrow \dfrac{1}{{{m_A}}} < \dfrac{1}{{{m_B}}}\\ \to {m_B} < {m_A}\end{array}\)

Câu 17 :

Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà độ lớn hợp lực tác dụng lên vật tăng lên nhưng không đổi hướng thì gia tốc của vật sẽ:

  • A.
    không thay đổi
  • B.
    tăng lên
  • C.
    giảm xuống
  • D.
    đổi hướng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Định luật II Niutơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

\(\overrightarrow a  = \dfrac{{\overrightarrow F }}{m}\)  hay \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Trong trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực thì \(\overrightarrow F \)  là hợp lực.

Lời giải chi tiết :

Theo định luật II Niuton ta có độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực

\( \Rightarrow \) Khi độ lớn hợp lực tác dụng lên vật tăng lên nhưng không đổi hướng thì gia tốc của vật sẽ tăng lên.

Câu 18 :

Một ôtô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với v = 54km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Biết lực hãm 3000N. Xác định quãng đường xe đi được cho đến khi dừng lại?

  • A.

    37,5m

  • B.

    486m

  • C.

    19m

  • D.

    75m

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Chọn chiều (+)

+ Áp dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

+ Vận dụng biểu thức độc lập với thời gian: \({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:  \(v = 54km/h = 15m/s\)

+ Chọn chiều (+)  là chiều chuyển động, gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh.

Theo định luật II - Niutơn, ta có: \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow F }}{m} \to a =  - \frac{F}{m} =  - \frac{{3000}}{{1000}} =  - 3m/{s^2}\)

+ Mặt khác, ta có:

\(\begin{array}{l}{v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}} \leftrightarrow 0 - {15^2} = 2.( - 3)s\\ \to {\rm{s}} = {\rm{37,5m}}\end{array}\)

Câu 19 :

Một quả bóng m = 0,4kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với lực 300N. Thời gian chân tác dụng vào quả bóng là 0,015s. Tính tốc độ của quả bóng lúc bay đi.

  • A.

    4,5m/s

  • B.

    18,75m/s

  • C.

    11,25m/s

  • D.

    26,67m/s

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

+ Chọn gốc thời gian

+ Vận dụng phương trình vận tốc, thay t vào phương trình vận tốc

Lời giải chi tiết :

+ Theo định luật II Niutơn, ta có: \(a = \frac{F}{m} = 750m/{s^2}\)

+ Chọn gốc thời gian là lúc chân cầu thủ chạm vào bóng

+ Phương trình vận tốc của vật: \(v = {v_0} + at = 0 + 750.0,015 = 11,25\,m/s\)

Câu 20 :

Cho viên bi $A$ chuyển động tới va chạm vào bi $B$ đang đứng yên, ${v_A} = {\rm{ }}2m/s$ sau va chạm bi $A$ tiếp tục chuyển động theo phương cũ với $v = 1m/s$, thời gian xảy ra va chạm là $0,4s$. Tính gia tốc của viên bi thứ $2$ , biết ${m_A} = {\rm{ }}200g,{\rm{ }}{m_B} = {\rm{ }}100g$.

  • A.

    $ - 2,5m/{s^2}$

  • B.

    $5m/{s^2}$

  • C.

    $1m/{s^2}$

  • D.

    $2m/{s^2}$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính gia tốc: \(\overrightarrow a  = \dfrac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

+ Áp dụng định luật $III$ Niutơn: \({\overrightarrow F _{AB}} =  - {\overrightarrow F _{BA}}\)

+ Áp dụng định luật $II$ Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Lời giải chi tiết :

Ta xét chuyển động của xe $A$ có vận tốc trước khi va chạm là \({v_A} = 2m/s\), sau va chạm xe A có vận tốc là \(v = 1m/s\)

Áp dụng biểu thức xác định gia tốc: \(a = \dfrac{{{v_2} - {v_1}}}{{\Delta t}} = \dfrac{{1 - 2}}{{0,4}} =  - 2,5m/s\)

+ Theo định luật $III$ Niu-tơn: \({\overrightarrow F _{AB}} =  - {\overrightarrow F _{BA}}\)

+ Theo định luật $II$, ta có: $F = ma$

\(\begin{array}{l} \to {|F_{AB}|} = {|F_{BA}|} \leftrightarrow {m_A}{|a_A|} = {m_B}{a_B}\\ \to {a_B} = \dfrac{{{m_A}{|a_A|}}}{{{m_B}}} = \dfrac{{0,2.2,5}}{{0,1}} = 5m/{s^2}\end{array}\)

Câu 21 :

Một vật đang đứng yên, được truyền 1 lực F thì sau 5s vật này tăng 2m/s. Nếu giữ nguyên hướng của lực mà tăng gấp 2 lần độ lớn lực F vào vật thì sau 8s, vận tốc của vật tăng bao nhiêu?

  • A.

    4m/s

  • B.

    6,4m/s

  • C.

    3,2m/s

  • D.

    2m/s

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức tính gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

+ Áp dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Ban đầu: \({a_1} = \frac{{\Delta {v_1}}}{{\Delta t}} = \frac{2}{5} = 0,4m/{s^2}\)

Mặt khác, ta có: \({F_1} = m{a_1} = 0,4m\)

+ Khi tăng \(F' = 2.{F_1} = {\rm{2}}{\rm{.0,4m}} = 0,8m\)

\( \to {{\rm{a}}_2} = \frac{{0,8m}}{m} = 0,8m/{s^2}\)

Lại có: \({a_2} = \frac{{\Delta {v_2}}}{{\Delta t}} = \frac{{\Delta {v_2}}}{8} = 0,8m/{s^2} \to \Delta {v_2} = 6,4m/s\)

Câu 22 :

Một ôtô có khối lưọng $500kg$ đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều trong $2s$ cuối cùng đi được $1,8 m$. Hỏi lực hãm phanh tác dụng lên ôtô có độ lớn là bao nhiêu?

  • A.

    \( - 450N\)

  • B.

    \(900N\)

  • C.

    \(450N\)

  • D.

    \( - 900N\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức độc lập: \({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}}\)

+ Áp dụng biểu thức tính gia tốc: \(a = \dfrac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

+ Áp dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Lời giải chi tiết :

+ Ta có:

\({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}} \to  - v_0^2 = 2{\rm{as}} = 3,6{\rm{a   }}(1)\)

Mặt khác: \(a = \dfrac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}} \to  - {v_0} = at = 2a{\rm{          (2)}}\)

Từ (1) và (2) ta suy ra: \(a =  - 0,9{\rm{ }}m/{s^2}\)

+ Lực hãm phanh tác dụng lên ôtô: \(F = m.a{\rm{ }} =  - 450N\)

Câu 23 :

Lực F truyền cho vật khối lượng m 1 thì vật có gia tốc \({a_1} = 2m/{s^2}\) , truyền cho vật khối lượng m 2 thì vật có \({a_2} = 3m/{s^2}\). Hỏi lực F sẽ truyền cho vật có khối lượng m 3 = m 1 + m 2 thì vật có gia tốc là bao nhiêu?

  • A.

    1,5m/s 2

  • B.

    5m/s 2

  • C.

    1,2m/s 2

  • D.

    4m/s 2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Lời giải chi tiết :

Theo định luật II Niutơn, ta có:

\(\begin{array}{l}{m_1} = \frac{F}{{{a_1}}};{m_2} = \frac{F}{{{a_2}}}\\ \to {a_3} = \frac{F}{{{m_3}}} = \frac{F}{{{m_1} + {m_2}}} = \frac{F}{{\frac{F}{{{a_1}}} + \frac{F}{{{a_2}}}}}\\ = \frac{{{a_1}{a_2}}}{{{a_1} + {a_2}}} = \frac{{2.3}}{{2 + 3}} = 1,2m/{s^2}\end{array}\)

Câu 24 :

Một vật có khối lượng $4kg$, dưới tác dụng của lực F thu được gia tốc $3m/{s^2}$. Đặt thêm vào vật một vật khác thì cũng lực ấy chỉ gây được gia tốc $2 m/{s^2}$. Khối lượng của vật đặt thêm vào là:

  • A.

    2kg

  • B.

    6kg

  • C.

    4kg

  • D.

    3kg

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Lời giải chi tiết :

Theo định luật II - Niutơn, ta có: \(F = ma\)

+ Khi \(m = {m_1} = 4kg\) thì \({a_1} = 3m/{s^2}\)

+ Khi \(m = {m_2}\) thì \({a_2} = 2m/{s^2}\)

Ta có, lực trong hai trường hợp là như nhau:

\(\begin{array}{l} \leftrightarrow {m_1}{a_1} = {m_2}{a_2} \leftrightarrow 4.3 = {m_2}.2\\ \to {m_2} = 6kg\end{array}\)

=> Khối lượng vật thêm vào là: \(6 - 4 = 2kg\)

Câu 25 :

Một xe lăn khối lượng 50kg, dưới tác dụng của một lực kéo theo phương ngang chuyển động không vận tốc đầu từ đầu phòng đến cuối phòng mất 10s. Khi chất lên xe một kiện hàng, xe phải chuyển động mất 20s. Bỏ qua ma sát. Khối lượng của kiện hàng là:

  • A.

    50kg

  • B.

    150kg

  • C.

    100kg

  • D.

    200kg

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

+ Vận dụng biểu thức quãng đường: \(s = {s_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

Gọi m và m’ lần lượt là khối lượng của xe và của kiện hàng.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe

+ Áp dụng định luật II Niutơn:

  • cho xe: \({a_1} = \frac{F}{m}\) (1)
  • cho xe và kiện hàng: \({a_2} = \frac{F}{{m + m'}}\) (2)

+ Quãng đường đi của xe trong hai trường hợp là: \(s = \frac{1}{2}{a_1}t_1^2 = \frac{1}{2}{a_2}t_2^2\) (3)

Từ (3), ta suy ra: \(\frac{{{a_1}}}{{{a_2}}} = \frac{{t_2^2}}{{t_1^2}} = \frac{{{{20}^2}}}{{{{10}^2}}} = 4\)

Từ (1) và (2), ta suy ra: \(\frac{{{a_1}}}{{{a_2}}} = \frac{{m + m'}}{m} \to m' = 3m = 3.50 = 150kg\)

Câu 26 :

Vật chuyển động thẳng trên đoạn đường AB chịu tác dụng của lực F 1 theo phương ngang và tăng tốc từ 0 lên 10m/s trong thời gian t. Trên đoạn đường BC vật chịu tác dụng lực F 2 theo phương ngang và tăng tốc đến 15m/s cũng trong thời gian t.  Tỉ số \(\frac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = ?\)

  • A.

    2

  • B.

    1,5

  • C.

    1

  • D.

    0,5

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Vận dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

+ Vận dụng biểu thức xác định gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

Lời giải chi tiết :

+Áp dụng định luật II - Niutơn cho vật:

  • Trên đoạn đường AB: \({a_1} = \frac{{{F_1}}}{m}\) (1)
  • Trên đoạn đường BC: \({a_2} = \frac{{{F_2}}}{m}\) (2)

Lấy (2)/(1) ta được: \(\frac{{{a_2}}}{{{a_1}}} = \frac{{{F_2}}}{{{F_1}}}\) (3)

+ Mặt khác, ta có:

  • \({a_1} = \frac{{{v_1} - {v_{01}}}}{t} = \frac{{10 - 0}}{t} = \frac{{10}}{t}\)
  • \({a_2} = \frac{{{v_2} - {v_{02}}}}{t} = \frac{{15 - 10}}{t} = \frac{5}{t}\)

Thay vào (3), ta được: \(\frac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = \frac{{\frac{5}{t}}}{{\frac{{10}}{t}}} = \frac{1}{2}\)

Câu 27 :

Vật chịu tác dụng lực ngang F ngược chiều chuyển động thẳng trong $6s$. Vận tốc giảm từ $8m/s$ còn $5m/s$. Trong $10s$ tiếp theo lực tác dụng tăng gấp đôi về độ lớn còn hướng không đổi. Vận tốc của vật ở điểm cuối là:

  • A.

    \({v_2} = 2m/s\)

  • B.

    \({v_2} =  - 2m/s\)

  • C.

    \({v_2} =  - 5m/s\)

  • D.

    \({v_2} = 5m/s\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức xác định gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

+ Vận dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Lời giải chi tiết :

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật, ta có:

+ Trong $6s$ đầu: \({a_1} = \dfrac{{{v_1} - {v_{01}}}}{{{t_1}}} = \dfrac{{5 - 8}}{6} =  - 0,5m/{s^2}\)

+ Trong $10s$ tiếp theo: \({a_2} = \frac{{{v_2} - {v_{02}}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{{v_2} - 5}}{{10}}\) (1)

Ta có, với cùng một vật thì gia tốc a tỉ lệ thuận với lực tác dụng nên khi

\({F_2} = 2{F_1} \to {a_2} = 2{{\rm{a}}_1} = 2.( - 0,5) =  - 1m/{s^2}\)

Thay vào (1) ta được: \(\dfrac{{{v_2} - 5}}{{10}} =  - 1 \to {v_2} =  - 5m/s\)

Câu 28 :

Một xe tải khối lượng m = 2000kg đang chuyển động thì hãm phanh dừng lại sau khi đi thêm quãng đường 9m trong 3s. Lực hãm đó là:

  • A.

    \({F_h} = 4000N\)

  • B.

    \({F_h} = 2000N\)

  • C.

    \({F_h} = 3000N\)

  • D.

    \({F_h} = 1000N\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Xác định các lực tác dụng lên vật

+ Vận dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

+ Viết phương trình vận tốc của vật: \(v = {v_0} + at\)

+ Viết phương trình chuyển động: \(s = {s_0} + {v_o}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Lời giải chi tiết :

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật

+ Các lực tác dụng lên vật: trọng lực \(\overrightarrow P \), phản lực \(\overrightarrow N \), lực hãm \(\overrightarrow {{F_h}} \)

+ Phương trình định luật II Niutơn cho vật: \(\overrightarrow P  + \overrightarrow N  + \overrightarrow {{F_h}}  = m\overrightarrow a \) (1)

Chiếu (1) lên chiều dương, ta được: \( - {F_h} = ma\) (2)

+ Mặt khác, ta có phương trình vận tốc: \(v = {v_0} + at\)

khi xe dừng lại \(v = 0 \to {v_0} =  - at\) (3)

Khi đó, quãng đường đi được của xe: \(s = {v_o}t + \frac{1}{2}a{t^2} =  - a{t^2} + \frac{1}{2}a{t^2} =  - \frac{1}{2}a{t^2}\) (4)

Từ (4), ta suy ra: \(a = \frac{{ - 2{\rm{s}}}}{{{t^2}}} = \frac{{ - 2.9}}{{{3^2}}} =  - 2m/{s^2}\)

=> thay vào (2), ta có: Lực hãm \({F_h} =  - ma =  - 2000.( - 2) = 4000N\)

Câu 29 :

Từ A, xe (1) chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu 5m/s đuổi theo xe (2) khởi hành cùng lúc tại B cách A 30m. Xe (2) chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu và cùng hướng với xe (1). Biết khoảng cách ngắn nhất giữa hai xe là 5m. Bỏ qua ma sát, khối lượng các xe \({m_1} = {m_2} = 1000kg\). Xác định lực kéo của động cơ mỗi xe. Biết các xe chuyển động theo phương ngang với gia tốc \({a_2} = 2{{\rm{a}}_1}\)

  • A.

    \({F_1} = 1000N;{F_2} = 500N\)

  • B.

    \({F_1} = {F_2} = 500N\)

  • C.

    \({F_1} = 500N;{F_2} = 1000N\)

  • D.

    \({F_1} = {F_2} = 1000N\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Vận dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

+ Chọn hệ trục tọa độ, gốc thời gian, mốc thời gian

+ Viết phương trình chuyển động của mỗi xe: \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

+ Vận dụng tính chất hàm số bậc hai

Lời giải chi tiết :

+ Độ lớn lực kéo của động cơ của:

  • Xe 1 là: \({F_1} = {m_1}{a_1}\)
  • Xe 2 là: \({F_2} = {m_2}{a_2}\)

+ Chọn trục tọa độ Ox trùng vời đường thẳng AB, gốc O trùng với A, mốc thời gian là lúc hai xe khởi hành

+ Phương trình chuyển động của hai xe:

  • Xe 1: \({x_1} = 5t + \frac{1}{2}{a_1}{t^2}\)
  • Xe 2: \({x_2} = 30 + \frac{1}{2}{a_2}{t^2}\)

Ta có, khoảng cách giữa hai xe:

\(\Delta x = {x_2} - {x_1} = 30 + \frac{1}{2}{a_2}{t^2} - \left( {5t + \frac{1}{2}{a_1}{t^2}} \right)\)

Theo đầu bài, ta có: \({a_2} = 2{{\rm{a}}_1}\)

\( \to \Delta x = 30 + {a_1}{t^2} - \left( {5t + \frac{1}{2}{a_1}{t^2}} \right) = \frac{1}{2}{a_1}{t^2} - 5t + 30\) (*)

Tam thức (*) có hệ số lớn hơn 0, ta suy ra: \(\Delta {x_{\min }} = \frac{{ - \Delta }}{{4{\rm{a}}}} = \frac{{ - (25 - 60{{\rm{a}}_1})}}{{2{{\rm{a}}_1}}}\)

Mặt khác, theo đầu bài:

\(\begin{array}{l}\Delta {x_{\min }} = 5m \leftrightarrow \frac{{ - (25 - 60{{\rm{a}}_1})}}{{2{{\rm{a}}_1}}} = 5\\ \to {a_1} = 0,5m/{s^2}\end{array}\)

=> Lực kéo của mỗi động cơ xe là:

\(\left\{ \begin{array}{l}{F_1} = {m_1}{a_1} = 1000.0,5 = 500N\\{F_2} = {m_2}{a_2} = 1000.2.0,5 = 1000N\end{array} \right.\)

Câu 30 :

Một vật khối lượng \(5kg\) được ném thẳng đứng xuống với vận tốc ban đầu \(2m/s\) từ độ cao \(30m\). Vật này rơi chạm đất sau \(3s\) sau khi ném. Cho biết lực cản không khí tác dụng vào vật không đổi trong quá trình chuyển động. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Lực cản của không khí tác dụng vào vật có độ lớn bằng:

  • A.

    \(23,35N\)

  • B.

    \(20N\)

  • C.

    \(73,34N\)

  • D.

    \(62,5N\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính quãng đường: \(S = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)

+ Vận dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(S = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 30 = 2.3 + 0,5.a{.3^2}\\ \Rightarrow a = \dfrac{{16}}{3}m/{s^2}\end{array}\)

Lực cản của không khí tác dụng vào vật có độ lớn bằng:

\(\begin{array}{l}P - {F_C} = ma\\ \Rightarrow {F_c} = p - ma \\= mg - ma = 50 - 5.\dfrac{{16}}{3} = 23,33N\end{array}\)


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 10 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 11 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 12 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 13 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 14 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 15 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 16 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 17 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 18 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 19 kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm Vật Lí 10 bài 20 kết nối tri thức có đáp án