Trắc nghiệm vật lí 11 bài 14 chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Lí 11 Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương III. Điện trường


Trắc nghiệm Bài 14: Tụ điện - Vật lí 11 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C 1 = 10 (μF), C 2 = 15 (μF), C 3 = 20 (μF) mắc song song với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

  • A.
    5 (μF).
  • B.
    45 (μF).
  • C.
    0,21 (μF).
  • D.
    20 (μF).
Câu 2 :

Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 5 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là

  • A.
    2.10 -6 C.
  • B.
    2.10 -5 C.
  • C.
    10 -6 C.
  • D.
    10 -5 C.
Câu 3 :

Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức:

  • A.
    C = QU.
  • B.
    \(C = \frac{Q}{U}\)
  • C.
    \(C = \frac{U}{Q}\)
  • D.
    \(C = \frac{{2Q}}{U}\)
Câu 4 :

Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 4 lần thì điện dung của tụ

  • A.
    tăng 2 lần.
  • B.
    giảm 2 lần.
  • C.
    tăng 4 lần.
  • D.
    không đổi.
Câu 5 :

Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?

  • A.
    Giữa hai bản kim loại là sứ.
  • B.
    Giữa hai bản kim loại là không khí.
  • C.
    Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết.
  • D.
    Giữa hai bản kim loại là dung dịch NaOH.
Câu 6 :

Tụ điện là

  • A.
    hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
  • B.
    hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
  • C.
    hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
  • D.
    hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
Câu 7 :

Cặp số liệu ghi trên vỏ tụ điện cho biết điều gì?

  • A.
    Giá trị nhỏ nhất của điện dung và hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
  • B.
    Phân biệt được tên của các loại tụ điện.
  • C.
    Điện dung của tụ và giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
  • D.
    Năng lượng của điện trường trong tụ điện.
Câu 8 :

Fara là điện dung của một tụ điện mà

  • A.
    giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.
  • B.
    giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C.
  • C.
    giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
  • D.
    khoảng cách giữa hai bản tụ là 1 mm.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bộ tụ điện gồm ba tụ điện: C 1 = 10 (μF), C 2 = 15 (μF), C 3 = 20 (μF) mắc song song với nhau. Điện dung của bộ tụ điện là:

  • A.
    5 (μF).
  • B.
    45 (μF).
  • C.
    0,21 (μF).
  • D.
    20 (μF).

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

C b =  C 1 + C 2 + C 3 = 45 μF

Đáp án B.

Câu 2 :

Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 5 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là

  • A.
    2.10 -6 C.
  • B.
    2.10 -5 C.
  • C.
    10 -6 C.
  • D.
    10 -5 C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Q = CU = 2.10 -6 .5 = 10 -5 C

Đáp án D.

Câu 3 :

Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức:

  • A.
    C = QU.
  • B.
    \(C = \frac{Q}{U}\)
  • C.
    \(C = \frac{U}{Q}\)
  • D.
    \(C = \frac{{2Q}}{U}\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức: \(C = \frac{Q}{U}\)

Đáp án B.

Câu 4 :

Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 4 lần thì điện dung của tụ

  • A.
    tăng 2 lần.
  • B.
    giảm 2 lần.
  • C.
    tăng 4 lần.
  • D.
    không đổi.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai bản tụ nên nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ không đổi.

Đáp án D

Câu 5 :

Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?

  • A.
    Giữa hai bản kim loại là sứ.
  • B.
    Giữa hai bản kim loại là không khí.
  • C.
    Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết.
  • D.
    Giữa hai bản kim loại là dung dịch NaOH.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

NaOH là chất dẫn điện, mà tụ điện là hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

Đáp án D.

Câu 6 :

Tụ điện là

  • A.
    hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
  • B.
    hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
  • C.
    hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
  • D.
    hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tụ điện là hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

Đáp án C.

Câu 7 :

Cặp số liệu ghi trên vỏ tụ điện cho biết điều gì?

  • A.
    Giá trị nhỏ nhất của điện dung và hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
  • B.
    Phân biệt được tên của các loại tụ điện.
  • C.
    Điện dung của tụ và giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
  • D.
    Năng lượng của điện trường trong tụ điện.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cặp số liệu ghi trên vỏ tụ điện cho biết điện dung của tụ và giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.

Đáp án C.

Câu 8 :

Fara là điện dung của một tụ điện mà

  • A.
    giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.
  • B.
    giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C.
  • C.
    giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
  • D.
    khoảng cách giữa hai bản tụ là 1 mm.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Fara là điện dung của một tụ điện mà giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.

Đáp án A


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm vật lí 11 bài 8 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 9 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 11 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 12 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 13 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 14 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 15 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 16 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 17 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 18 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm vật lí 11 bài 19 chân trời sáng tạo có đáp án