Trình bày ý kiến của em về miệt thị ngoại hình lớp 7
1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý kiến của em về miệt thị ngoại hình.
Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý kiến của em về miệt thị ngoại hình.
2. Thân đoạn:
- Khái niệm: Miệt thị ngoại hình là gì?
+ Miệt thị ngoại hình hay còn được gọi là Body Shaming là tình trạng dùng những ngôn từ, lời nói, hành động mang tính tiêu cực để bình phẩm, nhân xét về ngoại hình của một người và khiến cho người đó cảm thấy khó chịu, tổn thương lòng tự trọng
- Biểu hiện của hiện tượng miệt thị ngoại hình:
+ Một người thấy người khác có ngoại hình hơi ngoại cỡ mặc váy ra đường. Ngay lập tức, cô gái đó nhận được câu nói rằng “béo thế mà cũng dám ra đường “hay” người béo thế mà cũng mặc váy à”.
+ Một cô gái có hàm răng hô thì bị mọi người trêu chọc rằng
”dùng răng gọt trái cây”.
+ Một người có làn da đen thì bị nói rằng “đứng trong bóng tối sẽ không ai có thể tìm thấy”...
- Nguyên nhân của hiện tượng miệt thị ngoại hình:
+ Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng miệt thị ngoại hình người khác.
+ Xã hội đề cao quyền tự do cá nhân, nhiều người cũng tự tạo cho mình quyền “tự do ngôn luận”.
+ Yếu tố môi trường sống tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của mỗi cá nhân.
+ Khi một đứa trẻ được tiếp xúc với mạng xã hội quá sớm và đọc được những bài viết, những bình luận miệt thị ngoại hình người khác, chúng cũng nhanh chóng học theo và áp dụng với chính bạn bè của mình.
+ Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến ngoại hình của một người.
- Hậu quả của tình trạng miệt thị ngoại hình:
+ Tình trạng miệt thị ngoại hình để lại một hậu quả khó lường.
+ Nạn nhân của tình trạng miệt thị ngoại hình luôn phải sống trong xấu hổ, tự ti, ngại ngùng, không dám giao tiếp với ai, không dám là chính mình, thậm chí còn cảm giác ghét chính mình.
+ Hình thành tâm lý ngày càng tiêu cực, tuyệt vọng dẫn đến trầm cảm, thậm chí là hành vi tự tử.
+ Sự tự ti về ngoại hình đã cản trở những người này chạm tay đến giấc mơ của bản thân.
+ Có nhiều người là nạn nhân của tình trạng miệt thị ngoại hình có tâm lý muốn trả thù.
- Biện pháp khắc phục:
+ Mỗi chúng ta cũng cần học cách ngừng phán xét, chỉ trích về một ai đó.
+ Chúng ta biết chắt lọc những ý kiến có thể giúp bản thân hoàn thiện ngày một tốt hơn.
+ Chúng ta có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ xung quanh để tìm cách đối đáp.
+ Chúng ta nên mở lòng và chia sẻ những tổn thương của bản thân với người bạn, người thân đáng tin cậy.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý kiến của em về miệt thị ngoại hình.
Bài siêu ngắn Mẫu 1
“Body shaming” là những phát ngôn mang tính tiêu cực về ngoại hình người khác không chỉ xảy ra giữa những người xa lạ mà còn giữa bạn bè, người quen, thậm chí là giữa những người thân trong nhà. Bạn cần hiểu rõ và đối mặt với mặc cảm ngoại hình để những lời nhận xét thiếu thiện ý không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.Body shaming được dịch đúng nghĩa là “miệt thị ngoại hình”, một hình thức dùng ngôn ngữ để chê bai, chế giễu ngoại hình của người khác. Điều này khiến cho người đó cảm thấy khó chịu hoặc bị xúc phạm. Trong một số trường hợp, người có khuyết điểm ngoại hình cũng tự “body shaming” chính mình.
Có nhiều loại miệt thị cơ thể như miệt thị thân hình, miệt thị làn da, miệt thị màu da… Trường hợp phổ biến có thể kể là sự chế giễu vì cân nặng như bị chê mập, béo phì. Điều này dễ gây ra sự mặc cảm, suy sụp, rối loạn ăn uống và thậm chí tăng cân cho người bị chỉ trích.
Nhìn chung, có rất nhiều người đã không thể nào gạt bỏ tâm trạng tự ti sau khi bị chỉ trích ngoại hình. Họ có thể từ một người vui vẻ, hoạt bát chuyển sang nhút nhát, tránh né người khác. Đôi khi, những người nhận xét không hay về ngoại hình của bạn chỉ để mua vui. Đối với người thân hay bạn bè thì bạn nên nói rõ cảm giác của bạn. Có thể là họ không biết được những lời đùa giỡn đó sẽ làm bạn cảm thấy tệ hại về ngoại hình.
Miệt thị ngoại hình ngày càng phổ biến và có thể vô ý gây nguy hiểm đến sức khỏe lẫn tâm lý cho những người có tính cách nhạy cảm và tự ti. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi bình luận về ngoại hình người khác. Ngoài ra, chính bạn hãy thật mạnh mẽ đối mặt với mặc cảm ngoại hình, đừng để “body shaming” khiến bạn tổn thương nhé.
Bài siêu ngắn Mẫu 2
“Sao béo thế”, “da đen như than vậy”, “xấu thế cũng có người yêu”, “đàn ông gì mà ẻo lả như đàn bà”…, những lời nói ấy tưởng như vô hại nhưng lại là thứ vũ khí tấn công con người mạnh mẽ nhất. Rất nhiều hành động miệt thị ngoại hình bị lạm dụng, ngay cả khi nó xuất phát từ mục đích được cho rằng "muốn tốt" hoặc "để góp ý". Những lời nói miệt thị ngoại hình sẽ khiến nạn nhân cảm thấy khó chịu, nhiều người tâm lý yếu còn cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương.
Miệt thị ngoại hình thường được che đậy như một sự quan tâm, hay đơn giản là đùa vui nhưng thử hỏi, mấy ai sẽ vui khi bị gọi bằng biệt danh N. "béo", "Thị Nở"? Hãy nhớ rằng lời nói chỉ vui khi được đón nhận và mang lại niềm vui cho cả đôi bên chứ không phải cảm giác khó chịu, tổn thương mà người nghe nhận được. Làm tổn thương một ai đó khác hẳn với cách giúp đỡ hay khuyên bảo. Vậy nên mục đích "để góp ý" hay "muốn tốt" chỉ là cái cớ để biện minh cho những hành động vô tâm, ích kỷ.
Miệt thị ngoại hình là hành vi xấu cần được loại bỏ. Nhiều người coi body shaming là thú vui tao nhã trong những câu chuyện phiếm hàng ngày là điều không thể chấp nhận và tất cả những hành vi đó cần phải được lên án, bị xử lý bằng các chế tài nhất định. Theo Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Tất cả mọi người, dù vô tình hay cố ý không được phép tra tấn người khác bằng việc sử dụng ngôn từ miệt thị, những từ ngữ khó nghe để miêu tả hình thể của người thân, bạn bè, người trong cộng đồng.
Miệt thị ngoại hình không phải thú vui, đó là một hành vi bạo lực, là thứ vũ khí có thể khiến người khác bị tổn thương. Có những giọt nước mắt đã rơi, nạn nhân vì bị sự tự ti vây quanh mà đã chọn kết liễu cuộc đời mình. "Lời nói chẳng mất tiền mua", đừng tổn hại lẫn nhau bằng lời nói, bởi mỗi người có một chuẩn mực và vẻ đẹp khác nhau.
Bài siêu ngắn Mẫu 3
Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” đã đem đến cho người đọc một bài học ý nghĩa, nêu lên vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay - miệt thị ngoại hình.
Tác phẩm kể về việc một chú gấu con trong bài thơ đang vào rừng đi dạo. Bỗng nhiên, một quả thông rụng vào đầu khiến chú luống cuống và bị ngã. Chị sáo tình cờ ngang qua thấy vậy liền trêu chọc. Đàn thỏ cũng nhanh nhảu hùa theo, chê gấu có đôi chân vòng kiềng. Điều đó khiến gấu con cảm thấy xấu hổ, buồn bã trở về nhà mách mẹ. Sau nghi nghe con kể, gấu mẹ rất ngạc nhiên, và nói với gấu con: “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/Chính là ông nội đấy” để chứng minh rằng chân vòng kiềng không xấu, cả bố mẹ và ông nội - người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân như vậy. Chính vì điều đó, gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì hơn để rồi gấu con lại vào rừng đi dạo, vui vẻ hét thật to: “Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”. Qua đó thấy rằng gấu con đã hiểu được những lời mẹ khuyên, nhận ra đôi chân vòng kiềng không hề xấu mà còn tự hào hơn.
Bài thơ gửi gắm thông điệp về vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Đó là một yếu tố quan quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định tất cả. Và chúng ta không nên trêu chọc về ngoại hình của người khác. Bởi không ai sinh ra đã đẹp đẽ, hoàn hảo. Lời trêu chọc sẽ vô tình gây ra sự tổn thương, khiến họ trở nên tự tin hơn.
Bài tham khảo Mẫu 1
Người xưa vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của phụ nữ chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.
Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ, chiếc giường, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết, tô điểm với nước sơn bóng nhoáng, màu mè. Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt, hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó, trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật, mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng, thối nát, xấu xa và vô vị bên trong. Bởi vì nghĩ cho kĩ, suy cho cùng, nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ. Chính vì thế ngoại hình của con người lúc này đây không được đánh giá cao
Nhưng trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài luôn là bước đi đầu tiên sau đó mới là thời gian để chứng minh vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Bởi ngay từ khi tiếp xúc, điều ta nhìn thấy trước hết là vẻ đẹp bên ngoài của con người đó. Nó là yếu tố quan trọng để đánh giá hay cảm nhận về người đó lần gặp gỡ đầu tiên. Ngay như trong các cuộc thi hoa hậu, vòng đầu tiên vẫn luôn là vòng thi nhan sắc. Vẻ đẹp nhan sắc luôn là vẻ đẹp được đánh giá đầu tiên. Không phủ nhận rằng nét đẹp bên trong vẫn được đánh giá cao hơn nét đẹp bên ngoài nhưng trên thực tế vẻ đẹp bên ngoài mới là cái trực quan nhất, mới là cái khiến người khác chú ý đầu tiên còn nét đẹp bên trong thì phải tiếp xúc một thời gian mới xác định được. Nhưng vẻ đẹp nhan sắc thôi thì chưa đủ để nói lên giá trị của con người, hơn nữa vẻ đẹp này rất phù du, không tồn tại lâu dài. Và sự đánh giá vẻ đẹp nhan sắc cũng không thống nhất, không tuyệt đối, những quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo thời đại, theo từng địa phương, theo từng quốc gia, từng khu vực và tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của mỗi người.
Chính vì đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người, chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.
Bài thơ gấu con chân vòng kiềng một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp – yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.
Bài tham khảo Mẫu 2
“Body shaming” là những phát ngôn mang tính tiêu cực về ngoại hình người khác không chỉ xảy ra giữa những người xa lạ mà còn giữa bạn bè, người quen, thậm chí là giữa những người thân trong nhà. Bạn cần hiểu rõ và đối mặt với mặc cảm ngoại hình để những lời nhận xét thiếu thiện ý không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.Body shaming được dịch đúng nghĩa là “miệt thị ngoại hình”, một hình thức dùng ngôn ngữ để chê bai, chế giễu ngoại hình của người khác. Điều này khiến cho người đó cảm thấy khó chịu hoặc bị xúc phạm. Trong một số trường hợp, người có khuyết điểm ngoại hình cũng tự “body shaming” chính mình.
Có nhiều loại miệt thị cơ thể như miệt thị thân hình, miệt thị làn da, miệt thị màu da… Trường hợp phổ biến có thể kể là sự chế giễu vì cân nặng như bị chê mập, béo phì. Điều này dễ gây ra sự mặc cảm, suy sụp, rối loạn ăn uống và thậm chí tăng cân cho người bị chỉ trích. Ngoài ra, những người có thể tạng quá gầy, ốm yếu cũng dễ trở thành đối tượng bị mỉa mai ngoại hình. Vóc dáng là nội dung tiêu biểu trong vấn đề chỉ trích ngoại hình. Hiện nay, tình trạng miệt thị ngoại hình qua mạng xã hội rất phổ biến, mọi người vẫn thường nói người khác quá ốm, quá mập, quá cao, quá thấp trên mạng. Dù những lời nhận xét không hay về ngoại hình của người khác chỉ mang tính đùa giỡn người nhận những lời đó thì sẽ dễ cảm thấy mặc cảm, buồn bã, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Họ phải nhịn ăn, uống thuốc, tìm đủ mọi cách để đạt được cân nặng, ngoại hình hoàn hảo hơn. Nhìn chung, có rất nhiều người đã không thể nào gạt bỏ tâm trạng tự ti sau khi bị chỉ trích ngoại hình. Họ có thể từ một người vui vẻ, hoạt bát chuyển sang nhút nhát, tránh né người khác.
Đặc biệt, các em ở lứa tuổi dậy thì sẽ rất dễ để tâm quá mức vào vấn đề body shaming. Thậm chí đã có người tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực từ việc bị chê bai ngoại hình. Người bị mặc cảm ngoại hình dễ áp dụng các phương pháp kiểm soát cân nặng không lành mạnh. Từ việc cảm thấy tự ti một chút thì sau đó họ có thể dần chuyển sang nhịn ăn, kiêng khem quá đà hoặc dùng đến các loại thuốc gây hại sức khỏe.Ban đầu, nạn nhân của “body shaming” chỉ cảm thấy buồn. Sau đó, nếu những lời chỉ trích ngoại hình tăng dần thì họ có thể bị ám ảnh đến mức “chỉ muốn chết đi”. Thực tế, những gì mà người khác nói về ngoại hình của bạn cũng chính là những gì mà bạn có thể dễ dàng cảm nhận được như “béo quá” hay “gầy thế”.Nếu bạn biết được rằng mỗi người đều có quan điểm riêng về cái đẹp thì có lẽ bạn sẽ thấy vui vẻ, tự tin hơn. Chuẩn mực về cái đẹp luôn thay đổi theo thời gian. Ví dụ như ngày xưa da trắng, môi trái tim sẽ được coi là đẹp thì ngày nay có thể da nâu, môi dày mới được xem là hợp mốt. Có lẽ rất khó để bạn có thể bỏ hết ngoài tai những lời nhận xét ngoại hình tiêu cực. Tuy nhiên, nếu bạn học cách yêu thương chính mình thì bạn sẽ dễ tiếp nhận mọi thứ nhẹ nhàng hơn. Dù bạn là người dễ tăng cân hay khó trở nên đầy đặn, điều đó cũng không sao cả, miễn là bạn đã cố gắng để hoàn thiện chính mình.
Đôi khi, những người nhận xét không hay về ngoại hình của bạn chỉ để mua vui. Đối với người thân hay bạn bè thì bạn nên nói rõ cảm giác của bạn. Có thể là họ không biết được những lời đùa giỡn đó sẽ làm bạn cảm thấy tệ hại về ngoại hình.
Miệt thị ngoại hình ngày càng phổ biến và có thể vô ý gây nguy hiểm đến sức khỏe lẫn tâm lý cho những người có tính cách nhạy cảm và tự ti. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi bình luận về ngoại hình người khác. Ngoài ra, chính bạn hãy thật mạnh mẽ đối mặt với mặc cảm ngoại hình, đừng để “body shaming” khiến bạn tổn thương.
Bài tham khảo Mẫu 3
Xã hội ngày càng phát triển, con người đòi hỏi những thứ tốt đẹp để đáp ứng nhu cầu của bản thân, quan niệm về vẻ đẹp của con người cũng vì thế mà gây nên nhiều ý kiến. Người cho rằng đẹp nhân tạo còn hơn xấu tự nhiên, có người lại cho rằng vẻ đẹp tự nhiên là quan trọng nhất. Tuy nhiên, đẹp hay xấu không phải là vấn đề quá to tát mà việc đem ngoại hình của người khác ra bình phẩm rồi miệt thị mới thực sự là vấn đề nhức nhối hiện nay.
Chắc hẳn chúng ta đã quen thuộc hoặc không ít lần bắt gặp thuật ngữ “body shaming” - một thuật ngữ ám chỉ lời nói, hành động miệt thị ngoại hình của người khác. Miệt thị ngoại hình là gì? Là bình phẩm, chê bai các đường nét trên khuôn mặt, các bộ phận trên cơ thể hay chiều cao cân nặng của một ai đó. Đôi khi người ta miệt thị chính người quen của mình hoặc thậm chí là những người họ chỉ vừa lướt qua trên phố. Chỉ cần ngoại hình không thuận theo số đông là nghiễm nhiên trở thành tâm điểm của “body shaming”. Có những người sinh ra với chiếc mũi tẹt, đôi mắt một mí, xương hàm hô hay chân vòng kiềng…; có những người có thân hình quá béo hay quá gầy, quá cao hay quá thấp...cũng vô tình trở thành tâm điểm bàn tán của người khác. Chúng ta phải hiểu rằng thân thể của mỗi người đâu có được tự quyết định, họ sinh ra với hình hài mà ba mẹ họ cho, dù đẹp hay xấu cũng không ai có quyền mang điều đó ra để miệt thị, coi thường. Bởi gu thẩm mỹ của mỗi người là khác nhau, song điều đó không cho phép ta chê bai người khác, có thể ta thấy không đẹp, nhưng với họ lại là một điều tuyệt vời mà tạo hóa ban cho. Có cô người mẫu nọ mang vẻ đẹp với đôi mắt một mí, mảnh khảnh cùng với khả năng trình diễn xuất sắc trở thành người mẫu Việt Nam đầu tiên được một hãng thời trang nổi tiếng thế giới mời tham gia chiến dịch quảng bá toàn cầu, sau khi bức ảnh được đăng tải đã có nhiều ý kiến trái chiều xảy ra. Người ta khen cô này có vẻ đẹp mang đậm nét Á Châu, một vài người lại bình luận chê bai cô này “xấu”, dè bỉu hãng thời trang này “gu mặn” khi chọn cô này. Đối mặt với những bình luận trái chiều ấy, cô người mẫu này vẫn tự tin, cô ấy đã và đang gặt hái được rất nhiều thành công với ngoại hình và khả năng của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng mạnh mẽ và tự tin như cô người mẫu ấy, có không ít người vì bị miệt thị ngoại hình mà trở nên bi quan, tự ti dẫn đến lựa chọn cách giải quyết tiêu cực nhất đó là tự hủy hoại bản thân. Việc đem ngoại hình của người khác ra bình luận và chê bai đem lại hậu quả rất khôn lường, nó không chỉ làm tổn thương tinh thần của người khác mà còn biến những con người dè bỉu kia trở thành những kẻ xấu tính. Đó là một phong cách sống không mấy tốt đẹp. Chúng ta không nên và không có quyền đem ngoại hình của bất cứ ai ra chê bai bởi nếu chúng ta chê bai một ai đó thì cũng sẽ có người khác đem ngoại hình của ta ra mà dè bỉu. Bên cạnh những người miệt thị ngoại hình người khác thì vẫn có phần đông những người tôn trọng và đề cao vẻ đẹp của mỗi cá nhân khác nhau, họ không hề bình phẩm, không hạ thấp ngoại hình của người khác bởi mỗi người đều mang một hình hài khác nhau.
Thật vậy, hình hài ba mẹ ban cho không có lý nào mà ta tự ti với ngoại hình đó và những người khác càng không có quyền đem nó ra để chê bai, miệt thị. Vì một xã hội dân chủ văn minh hãy nói không với “body shaming”, nói không với miệt thị ngoại hình.