Trong lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng có câu sau: Than ôi, Như Tô phải hay những kè giết Như Tô phải? Ta chẳng biết, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm. Hãy giải thích — Không quảng cáo

Văn mẫu 11 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 11 hay nhất


Đan Thiềm và Vũ Như Tô là người quá say mê nghệ thuật mà quên cả thực tế. Nhưng sự đam mê ấy luôn phải có sự tỉnh táo của người công dân quan tâm đến lợi ích của dân chúng, phải có hành vi ứng xử đúng, hợp với hoàn cảnh thực tế

- Lời tựa đã thể hiện toàn bộ nội dung cũng như mâu thuẫn, băn khoăn của chính tác giả. Mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô cũng chưa được giải quyết dứt khoát. Tác giả nhận thức được mâu thuẫn giữa lợi ích bức thiết của dân chúng và niềm mong muốn có được một công trình nghệ thuật vĩ đại cho dân tộc. Tác giả băn khoăn: không thể hi sinh lợi ích bức thiết của dân chúng nhưng vẫn mong có một công trình nghệ thuật như Cửu Trùng Đài.

- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân trong hồi năm vẫn chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện ở phần cuối cùng của vở kịch. Quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, phá hủy Cửu Trùng Đài. Bản thân Vũ Như Tô bị giết nhưng vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình. Vũ Như Tô không đứng về phe Lê Tương Dực nhưng vẫn muốn hoàn thành công trình nghệ thuật. Chính tác giả cũng băn khoăn vì kết thúc này.

Việc quần chúng giết Vũ Như Tô có lý đúng: Nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì chắc Lê Tương Dực không thể xây được Cửu Trùng Đài, gây thiệt hại cho nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân trong cơn nông nổi. giận dữ, có thể chưa hiểu hết Vũ Như Tô. Quần chúng lúc đó cũng chưa nghĩ đến công sức của chính mình bỏ ra cho công trình nghệ thuật mà có thể lưu lại cho con cháu muôn đời sau. Việc nổi dậy giết Lê Tương Dực là đúng, việc tạm hoãn xây Cửu Trùng Đài là đúng nhưng việc giết Vũ Như Tô là quá tay và việc phá hủy Cửu Trùng Đài là không nên. Trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, việc mong muốn có được một Cửu Trùng Đài là không đúng. Nghệ thuật không thể đứng cao hơn cuộc sống, cao hơn cả sự sống còn của nhân dân. Khát vọng và động cơ của Vũ Như Tô là chính đáng, nhưng xây Cửu Trùng Đài là không nên vì xây dựng Cửu Trùng Đài lúc đó là chất thêm một gánh nặng cho dân chúng.

Đan Thiềm và Vũ Như Tô là người quá say mê nghệ thuật mà quên cả thực tế. Nhưng đam mê ấy nhất định phải có sự tỉnh táo của người công dân quan tâm đến lợi ích của dân chúng, phải có hành vi ứng xử đúng, hợp với hoàn cảnh thực tế. Nói cầm bút chẳng qua cùng là một bệnh với Đan Thiềm, phần nào tác giả chưa dứt khoát với quan niệm nghệ thuật thuần túy, ít nhất là trong tác phẩm này.


Cùng chủ đề:

Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét Xuân Diệu là một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”. Hãy chứng minh điều này qua “Vội vàng”
Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét: “Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời”. Tìm và phân tích một số câu thơ của Xuân Diệu để làm sáng tỏ điều đó
Trong bài thơ Giục giã, nhà thơ Xuân Diệu viết: Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm. Qua bài thơ Vội vàng và truyện ngắn Tỏa nhị Kiều anh (chị) hãy chứng minh và bìn
Trong bài thơ Từ ấy xuất hiện một loạt từ chỉ số lượng nhiều: Mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời, vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đàn em nhỏ,. . . Việc dùng từ như thế nói lên điều gì?
Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có nhận xét về Xuân Diệu: “Đó là một hồn thơ tha thiết, rạo rực, băn khoăn. Hãy phân tích bài thơ Vội vàng để làm sáng tỏ điều đó
Trong lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng có câu sau: Than ôi, Như Tô phải hay những kè giết Như Tô phải? Ta chẳng biết, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm. Hãy giải thích
Trong truyện ngắn Chữ người tử tù có hai nhân vật đặc sắc là Huấn Cao và viên quản ngục. Nếu chọn một trong hai nhân vật để làm rõ sự sáng tạo độc đáo của tác giả, bạn sẽ chọn nhân vật nào? Hãy cho bi
Trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam miêu tả những loại ánh sáng nào? Ý nghĩa?
Truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam
Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Hãy trình bày những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm trên
Truyện ngắn Hai đứa trẻ và ngòi bút Thạch Lam