Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét Xuân Diệu là một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”. Hãy chứng minh điều này qua “Vội vàng” — Không quảng cáo

Văn mẫu 11 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 11 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Vội vàng


Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét Xuân Diệu là một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”. Hãy chứng minh điều này qua “Vội vàng”

Hồn thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám được Hoài Thanh nhận xét rất chính xác ...

Đề bài

Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét Xuân Diệu là một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”. Hãy chứng minh điều này qua “Vội vàng”

Lời giải chi tiết

NHỮNG Ý CHÍNH

1. Mở bài

Hồn thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám được Hoài Thanh nhận xét rất chính xác và tinh tế trong ba từ: “tha thiết, rạo rực, băn khoăn". Tha thiết rạo rực là yêu đời; băn khoăn là chán nản trước cuộc đời. Ngờ như mâu thuẫn, nhưng đó lại là hai mặt có mối quan hệ nhân quả, thống nhất biện chứng với nhau trong hồn thơ Xuân Diệu.

2. Thân bài

Vội vàng được xem như lời tự bạch của Xuân Diệu. Vì thế, trong một chừng mực nhất định, bài thơ có thể giúp ta hiểu được hồn thơ “tha thiết, rạo rưc băn khoăn” ấy, bởi nhìn trên tổng thể, ba từ này có thể ứng với ba đoạn văn:

Đoạn 1: Tình yêu cuộc sống, yêu đời tha thiết của Xuân Diệu (trong tha thiết” có bao hàm ý say mê) được thể hiện qua ý tưởng táo bạo của nhà thơ, qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người.

Đoạn 2: Nỗi băn khoan trước cuộc đời của Xuân Diệu được nói lên qua vần thơ triết lí về nhân sinh và bức tranh thiên nhiên đối lập với bức tranh ở đoạn trên.

Đoạn 3: Tình yêu cuộc sống, yêu đời rạo rực của Xuân Diệu lại bừng lên trong từ “rạo rực” có bao hàm ý hối hả, cuồng nhiệt, vội vàng) được bộc lộ rõ trong những ước muốn đến với cuộc sống đang trào dâng mạnh mẽ trong lòng nhà thơ

Thơ ca thời nào mà chẳng có ong bướm, hoa lá, yến anh. Nhưng dễ thường chưa có ai nói đến những điểu đó thiết tha và say đăm như Xuân Diệu:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si.

(Vội vàng)

Hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ điều đó (qua nội dung cảm xúc và đặc sắc nghệ thuật).

Với Xuân Diệu, ong bướm, hoa lá, yến anh là thiên nhiên gần gũi, là cuộc sống quanh ta mà nhà thơ yêu mến. Không phải một tình yêu bình thường, mà là một tình yêu thiết tha, say đắm đối với thiên nhiên đến mức ngây ngất, si mê. Nhà thơ đã phát hiện ra ở những sự vật bình thường ấy, những vẻ đẹp mới lạ và thổi hồn mình vào đó khiến cho chúng thắm tình, dậy sắc, lên hương,... Cũng chỉ là ong bướm, hoa lá, yến anh thôi mà dưới ngòi bút Xuân Diệu, chúng đã hiện ra như một thiên nhiên ở thì xuân sắc, một thiên nhiên rạo rực xuân tình ngọt ngào quyến rũ như một thiên đường trên mặt đất vậy.

Bức tranh thiên nhiên đắm say xuân tình, xuân sắc ấy được bộc lộ rõ qua hình ảnh, âm điệu và ngôn ngữ thơ:

Hình ảnh: sự sống và tình yêu cứ tràn và lên men ngây ngất: tuần tháng mật, đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, lúc tình si.

Âm điệu: Dìu dặt, ngọt ngào, say đắm của câu thơ tám chữ nhờ sự hài hòa của âm thanh và cấu trúc nghệ thuật của khổ thơ:

Của... này đây...

Này đây... của...

Này đây... của...

Của... này đây...

Ngôn ngữ: Gợi cảm, gợi liên tương đẹp trong tình yêu: tuần thảng mật, xanh rì, pha phất, yến anh, tình si.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề


Cùng chủ đề:

Trình bày sự chuyển biến trong tình cảm của cái tôi trữ tình trong bài thơ “Từ ấy”
Trí tường tượng phóng túng và tấm lòng ưu ái của Tản Đà qua bài thơ Hầu Trời
Trong Hai đứa trẻ, Thạch Lam quan tâm đến loại ánh sáng nào nhất? Vì sao?
Trong Hạnh phúc của một tang gia,VTP viết: Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm. Hãy chứng tỏ điều đó qua các nhân vật trong đoạn trích
Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét "Xuân Diệu say đắm
Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét Xuân Diệu là một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”. Hãy chứng minh điều này qua “Vội vàng”
Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét: “Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời”. Tìm và phân tích một số câu thơ của Xuân Diệu để làm sáng tỏ điều đó
Trong bài thơ Giục giã, nhà thơ Xuân Diệu viết: Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm. Qua bài thơ Vội vàng và truyện ngắn Tỏa nhị Kiều anh (chị) hãy chứng minh và bìn
Trong bài thơ Từ ấy xuất hiện một loạt từ chỉ số lượng nhiều: Mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời, vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đàn em nhỏ,. . . Việc dùng từ như thế nói lên điều gì?
Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có nhận xét về Xuân Diệu: “Đó là một hồn thơ tha thiết, rạo rực, băn khoăn. Hãy phân tích bài thơ Vội vàng để làm sáng tỏ điều đó
Trong lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng có câu sau: Than ôi, Như Tô phải hay những kè giết Như Tô phải? Ta chẳng biết, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm. Hãy giải thích