Bệnh thành tích trong giáo dục là việc chạy theo những danh hiệu mà cố tình vi phạm những quy định về kiểm tra, đánh giá tạo ra thành tích ảo, không đúng với thực chất và làm cản trở sự phát triển của giáo dục.
“Bệnh thành tích trong giáo dục” là việc chạy theo những danh hiệu mà cố tình vi phạm những quy định về kiểm tra, đánh giá tạo ra thành tích ảo, không đúng với thực chất và làm cản trở sự phát triển của giáo dục. Trong một thời gian dài, chúng ta quá coi trọng những bản báo cáo thành tích, những con số "trăm phần trăm" (100%) đầy ma lực, những bằng khen, những lời tuyên dương,... cần hiểu rằng thành tích không phải là xấu, ngược lại đó là điều tốt đẹp. Thừa nhận thành tích là ghi nhận những cố gắng nỗ lực và kết quả tốt đẹp trong giáo dục. Điều đó có tác dụng động viên các cá nhân, đơn vị tiếp tục phát huy năng lực, sở trường để đạt kết quả tốt hơn nữa. Nhưng nếu không phải là thành tích mà là "bệnh thành tích" thì cần hiểu rằng đó đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. "Bệnh thành tích" được biểu hiện ở những báo cáo sai sự thật, ở những lời khen ngợi, tuyên dương sai người, sai đơn vị. Và hậu quả của nó thật khôn lường: sự thật đã có hàng trăm học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trường; đã có hàng chục giáo viên được ghi nhận là giáo viên dạy giỏi nhưng không nhận được sự tin tưởng của học sinh,…Rõ ràng, cần chữa trị triệt để căn bệnh này.