Mối quan hệ giữa cá nhân và những người khác trong xã hội là mối quan hệ hai chiều biện chứng. Những gì ta nhận đều là kết quả của những gì ta đã làm cho điều gì sẽ nhận được điều đó.
Tiếng vọng rừng sâu
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người’'. Khu rừng có tiếng vọng lại: Tôi ghét người Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.
Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi! đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thi ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thi người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thi người cũng yêu thương con".
Giải thích vấn đề
Mối quan hệ giữa cá nhân và những người khác trong xã hội là mối quan hệ hai chiều (biện chứng). Những gì ta nhận đều là kết quả của những gì ta đã làm cho điều gì, sẽ nhận được điều đó.
Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con.
Ghét không chỉ là trong thái độ tình cảm mà cả trong cách ứng xử, trong hành động: Nếu một ai đó làm những điều không tốt, đối xứ với người khác bằng sự ích kỉ, vụ lợi, hay thực hiện hành động vì động cơ xấu thì chính họ sẽ phải nhận những gì họ đã gieo, đó là sự không thanh thản trong tâm hồn, hay những thái độ, hành động không tốt của người khác đáp trả lại. Như vậy, vô tình chính họ đang làm hại bản thân.
Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.
Quy luật này cũng chính là lời khuyên, là mong mỏi của người mẹ đối với con. Thương yêu mọi người, đối xử tốt với mọi người sẽ được mọi người yêu thương và đối xử tốt, như quan niệm truyền thống: “ở hiền gặp lành”.
Chứng minh định luật cho - nhận trong cuộc sống
Học sinh tìm dẫn chứng trong thực tế để chứng minh.
Bình luận vấn đề
Đây là một ý kiến đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc:
Nó hướng con người đến cách sống tốt, giàu yêu thương, có trách nhiệm trước thái độ và hành động của bản thân với cộng đồng.
Bổ sung:
Tuy nhiên, cũng có trường hợp những gì mà ta nhận về không phải luôn tương ứng với những gì ta đã cho đi, hay có những người “gieo gió” không hẳn đã “gặt bão”, nhưng không vì thế mà tính toán trong cách sống, sống tốt luôn luôn phải là bản chất, là sự tự nhiên không gò bó hay gượng ép.
Liên hệ bản thân, những bài học rút ra cho chính mình
Cho điều gì sẽ nhận được điều đó: Nếu ta yêu thương người thì người sẽ yêu thương ta.
Gieo gió ắt gặt bão: Ta thù ghét người thì người cũng thù ghét ta.
Lưu ý: Phần giải quyết vấn đề, học sinh cũng có thể làm theo cách kết hợp các thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh...) trong từng luận điểm.