Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Nghị luận xã hội về hành động và cách ứng xử


Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, vấn đề giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn của cả nước, càng trở nên phức tạp. Hạ tầng giao thông không theo kịp với sự phát triển của kinh tế - xã hội

Đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ, hành động góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Dàn ý

I. Mở bài :

- Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.

- Nhận thức: tuổi trẻ - những công dân tương lai của đất nước - cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

II. Thân bài:

1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay?

- Những vụ tai nạn xảy ra hàng loạt theo thống kê hằng năm với số người chết và số người bị thương ngày càng tăng đã cho thấy mức độ đáng báo động của vấn đề này. Nguyên nhân chủ quan là do ý thức của người tham gia giao thông kém, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích khi điều khiển phương tiện. Thiếu sự hiểu biết hoặc cố tình "quên" những quy định của luật giao thông, chạy ẩu, lạng lách, đánh võng, xâm lấn lòng đường. Người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ kém chất lượng, khi xảy ra tai nạn gây tổn thương nghiêm trọng.

2. Hậu quả của vấn đề:

- Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.

- Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.

3. Nguyên nhân của vấn đề:

- Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...)

- Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường...)

- Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn....).

4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

- Tham gia học luật giao thông đường bộ ở trường, lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.

- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...

- Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.

- Tuyên truyền luật giao thông.

III. Kết bài

- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.

- Tuổi trẻ học đường có cần góp phần về an toàn giao thông.

Bài mẫu

Bài làm

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, vấn đề giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn của cả nước, càng trở nên phức tạp. Hạ tầng giao thông không theo kịp với sự phát triển của kinh tế - xã hội đã dẫn đến sự ách tắc giao thông và đặc biệt đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà nhắc đến con số người chết và bị tàn tật do tai nạn giao thông gây ra, ai cũng thấy bàng hoàng. Bất cứ ai đều có thể nhận thấy tính chất nghiệm trọng của vấn đề để có những hành động thiết thực để giảm thiểu tình trạng trên trong đó có thế hệ trẻ, thế hệ học sinh. Vậy tuổi trẻ học đường sẽ ứng xử như thế nào về vấn đề này?

Văn hóa, xét cho cùng là giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo thể hiện mối quan hệ, lối ứng xử, biểu hiện văn minh giữa con người với người. Văn hóa giao thông là biểu hiện lối ứng xử “đẹp" giữa những người tham gia giao thông trong cộng đồng xã hội. Giao thông trở nên rối loạn nếu không có cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, hoặc khi tín hiệu đèn không hoạt động do mất điện. Khi xảy ra va quẹt, không thấy lời xin lỗi nhau mà chỉ có văng tục, chửi bới... Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, giao thông không đúng luật lệ và cả việc thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng vẫn diễn đặc biệt ờ các đô thị lớn, các bến tàu, xe, nơi sinh hoạt đông người.

Biết bao lần người ta nói đến việc nhân viên xe buýt hành hung Báo Pháp luật đưa tin Ngày 14-3, Công an huyện Cái Bè cho biết đang điều tra làm rõ vụ một nhân viên xe buýt Nhật Long Cư đã hành hung một hành khách trọng thương chỉ vì... 1.000 đồng. Đó chỉ hành vi côn đồ, vô giáo dục phải kể đến là xe tải nặng “đánh võng” như xiếc trên xa lộ. Nào là người khoẻ mạnh giành đường với người khuyết tật. Chàng thanh niên sang trọng, cô gái xinh đẹp cứ dửng dưng đứng ngán ngữ ở đầu xe cứu thương, xe tang dù phía sau xe còi báo động xin đường inh ỏi,... và nhiều hình ảnh khác đã làm nhói lòng những ai yêu cái đẹp trong đời sống con người! Và, những tai nạn giao thông từ những cuộc đi “bão" mà người ta dùng chỉ những loại người bất hảo ưa trờ tốc độ một cách vô lí đã làm mất đi những công dân lương thiện đang tham gia giao thông.

Hiện nay, một tình trạng xảy ra khá phổ biến là người vi phạm khi bị xử phạt dễ dàng chấp nhận việc nộp phạt, thậm chí chuẩn bị tư tưởng và tiền phạt để đi cho thật nhanh. Điều này cho thấy biện pháp xử lí hành chính hiện nay và hình thức xử phạt chưa đủ mạnh tay để răn đe người vi phạm. Đáng buồn hơn, những người đi xe máy, xe đạp và đi bộ này luôn tồn tại tâm lí các phương tiện giao thông lớn phải “sợ” và “nhường xe nhỏ hơn và nếu xảy ra tai nạn, lỗi luôn thuộc về các phương tiện lớn hơn. Nhìn toàn cảnh bức tranh giao thông đường bộ những tháng gần đây, chính chúng ta cũng phải ngán ngẩm lắc đầu và sợ hãi chứ chưa kể đến người nước ngoài. Vì vậy, vấn đề là phải thượng tôn pháp luật và ý thức của con người. Tuổi trẻ học đường - đối tượng có học vấn, được trang bị kiến thức và văn hoá nhiều phương diện trong đó có văn hoá giao thông. Ý thức đầu tiên là đi đúng luật quy định, đội nón bảo hiểm, không lạng lách, gương mẫu và tuyên truyền mọi người cùng ý thức về một hình ảnh có văn hoá trong giao thông Việt Nam. Đề cao lòng tự tôn dân tộc từ những việc nhỏ trong đó có văn hoá giao thông.

Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Đây chính là vấn đề cấp thiết nhất mà chúng ta cần phải làm ngay và nó cũng là vấn đề tiên quyết nhất trong "kế sách" giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay.

Vậy chúng ta phải làm như thế nào để thức tỉnh ý thức, tinh thần trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông? Điều này liên quan đến mặt nhận thức của con người về hành động của họ để nhận ra phải - trái, đúng - sai. Nhận thức này được hình thành trên cơ sở nền tảng giáo dục mà đặc biệt là giáo dục cộng đồng, mà tuổi trẻ học đường cần phải góp phần thay đổi ý thức của người dân trong văn hoá giao thông.


Cùng chủ đề:

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là sáng tác xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thi về những người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lâu dài và gian khổ. Phân tích hình tượng hai chị em
Trước cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội nước ta - Ngữ Văn 12
Tuân Tử nói: "Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy". Em nghĩ gì về câu nói trên? - Ngữ Văn 12
Tuân Tử nói: "Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy". Suy nghĩ gì về câu nói trên - Ngữ Văn 12
Tuối trẻ và tương lai đất nước - Lạm bàn về chí hướng của tuổi trẻ - Ngữ Văn 12
Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân trong đoạn trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm
Tục ngữ Pháp có câu: Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu
Vai trò của sách với đời sống nhân loại - Ngữ Văn 12
Vào đại học có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên - Ngữ Văn 12