Văn bản Bài thơ số 28 (Ra - Bin - Do - Ra - Nát Ta - Go) — Không quảng cáo

Soạn văn 12 kết nối tri thức, Soạn văn lớp 12 hay nhất


Văn bản Bài thơ số 28 (Ra-bin-do-ra-nát Ta-go)

Đôi mắt băn khoăn của em buồn, Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Bài thơ số 28

Ra-bin-do-ra-nát Ta-go (Rabindranath Tagore)

Đôi mắt băn khoăn của em buồn,

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.

Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,

Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.

Nếu đời anh chỉ là viên ngọc

anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh

và xâu thành một chuỗi

quàng vào cổ em.

Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa

tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng

anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em.

Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim

Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó.

Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.

Nếu trái tim anh chỉ là những phút giây lạc thú

Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm

Và em thấu suốt rất nhanh

Nếu trái tim anh chỉ là khổ dau

Nó sẽ tan ra thành lệ trong

Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u ấn.

Nhung em vi, trái tim anh lại là tình yêu

Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên.

Những dòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.

Trái tim anh cũng ở gần em như chính dời em vậy,

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.

(Ta-go – Tuyển tập thơ, Đào Xuân Quý dịch, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2000, in trong Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr. 169)


Cùng chủ đề:

Soạn bài Đời muối SGK Ngữ văn 12 tập 2 Kết nối tri thức
Soạn khả năng lớn lao của tiểu thuyết văn 12 kết nối tri thức
Soạn văn 12 kết nối tri thức, Soạn văn lớp 12 hay nhất
Soạn văn 12 tập 1 kết nối tri thức hay nhất, ngữ văn 12 tập 1 kntt
Soạn văn 12 tập 2 kết nối tri thức hay nhất, ngữ văn 12 tập 2 kntt
Văn bản Bài thơ số 28 (Ra - Bin - Do - Ra - Nát Ta - Go)
Văn bản Bến trần gian (Lưu Sơn Minh)
Văn bản Bước vào đời (Đào Duy Anh)
Văn bản Cẩn thận hão (Bô – mác - Se)
Văn bản Cảm hoài (Đặng Dung)
Văn bản Cảm hứng và sáng tạo (Nguyễn Trần Bạt)