Văn bản Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) — Không quảng cáo

Soạn văn 12 tất cả các bài, Ngữ văn 12 , tổng hợp văn mẫu hay nhất


Văn bản Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bay giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Đất nước

(trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Nguyễn Khoa Điềm

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bay giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giàn, sàng

Đất Nước có từ ngày đó...

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

Nước là nơi “con cá ngưông móng” nước biển khơi

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dẫn mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quan và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đau làm đau

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời...

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đàm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dan nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đau trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đau ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...

Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thi đàn bà cũng đánh

Nhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tam

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đạp be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu

Ôi những dòng sông bắt nước từ đầu

Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gọi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.

[...]

12 - 1971

(Mặt đường khát vọng. NXB Văn nghệ Giải phóng, 1974)


Cùng chủ đề:

Văn bản Việt Bắc (phần tác giả)
Văn bản Việt Bắc (phần tác phẩm)
Văn bản Vợ chồng A Phủ
Văn bản Vợ nhặt
Văn bản Đàn Ghi – ta của Lor - Ca
Văn bản Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
Văn bản Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
Văn bản Đò lèn
Văn bản Đô – tôi - Ép - Xki
Văn hóa cảm ơn
Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945