Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Mạc Đĩnh Chi lớp 7 — Không quảng cáo

Tổng hợp 50 bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đế


Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Mạc Đĩnh Chi lớp 7

1. Mở đoạn: Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử Đinh Bộ Lĩnh. Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.

Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn:

Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử Đinh Bộ Lĩnh. Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.

2. Thân đoạn:

Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc theo trình tự (thời gian, không gian…).

Chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả.

Ý nghĩa của sự việc được kể lại: Những bài học giá trị từ nhân vật Đinh Bộ Lĩnh

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Một trong những cái tên rực rỡ nhất trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc ta, chính là Đinh Bộ Lĩnh.

Tên tuổi của người anh hùng lịch sử này gắn với Hoa Lư, Ninh BÌnh và những ngọn cờ lau. Từ khi còn nhỏ, sự thông minh, gan dạ hơn người của ông đã thể hiện rõ qua những lần chơi trò đánh trận giả với bạn bè. Lần nào ông cũng nắm vai trò lãnh đạo, giúp đội mình chiến thắng. Khi thắng trận, ông sẽ được đám trẻ làm kiệu rước đi, tay thì dương cao bông lau phấp phới. Khi lớn lên, ông tham gia đạo binh của Trần Lâm. Với sự thông minh và thiện chiến của mình, ông nhanh chóng thăng chức làm Bộ Lĩnh. Khi chủ lĩnh qua đời, ông đã đưa sứ quân về Hoa Lư để rèn luyện. Chờ lực lượng lớn mạnh, ông chủ động mở đường dẹp loạn mười hai sứ quân. Chỉ trong vòng một năm, ông đã thành công thống nhất đất nước. Muôn dân trăm họ ai ai cũng nể phục ông. Sau khi lên ngôi, Đinh Bộ Lĩnh đã đưa ra các quyết định sáng suốt, các chính sách nhân đạo nên nhân dân được sống ấm no, thái bình.

Đinh Bộ Lĩnh thật xứng đáng là một trong những bức tượng đài cao lớn nhất trong những người anh hùng lịch sử Việt Nam ta.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Đinh Bộ Lĩnh là một vị vua tài giỏi nổi tiếng của nước ta ở thời kì phong kiến. Ông còn được biết đến với danh xưng “Ông vua cờ lau”.

Đinh Bộ Lĩnh sinh ra khi nước ta đang trong tình trạng chia cắt thành mười hai cát cứ. Từ khi còn nhỏ, ông đã thể hiện được tài năng lãnh đạo và mưu lược của mình, nên được đám trẻ trong làng tôn sùng. Mỗi khi chơi trò đánh trận, Đinh Bộ Lĩnh luôn đành được chiến thắng và được đám trẻ làm kiệu rước đi.

Khi trưởng thành, Đinh Bộ Lĩnh tham gia đạo binh thuộc sứ quân của Trần Lâm. Với sự dũng cảm và mưu lược tài tình của mình, ông nhanh chóng được thăng chức làm Bộ Lĩnh. Sau khi Trần Lâm qua đời, Đinh Bộ Lĩnh thống lĩnh sứ quân dời về Hoa Lư. Rồi bắt đầu chiêu mộ hào kiệt, rèn luyện lực lượng để chuẩn bị cho mục tiêu lớn.

Khi thời cơ đã chín muồi, lực lượng đã lớn mạnh, Đinh Bộ Lĩnh lãnh đạo sứ quân của mình bắt đầu chinh chiến. Chỉ trong vòng một năm, ông đã dẹp loạn mười hai sứ quân, thống nhất đất nước. Nhân dân cả nước vô cùng kính phục ông, nên tôn ông làm Vạn Thắng Vương. Hai năm sau, Đinh Bộ Lĩnh chính thức lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt. Lên ngôi vua, Đinh Bộ Lĩnh đưa ra nhiều chính sách mới giúp đất nước phát triển mạnh mẽ, cuộc sống nhân dân càng thêm ấm no. Vì vậy, ông được muôn dân kính yêu, ca ngợi hết lời.

Tuy nhiên, Đinh Bộ Lĩnh tại vị được mười hai năm thì qua đời khi còn nhiều dự định còn dang dở. Cả cuộc đời của ông đã cống hiến cho sự thống nhất và phát triển của đất nước. Vì vậy, Đinh Bộ Lĩnh xứng đáng là một trong những trang vàng chói lọi nhất của lịch sử nước nhà.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Đinh Bộ Lĩnh là một vị vua nổi tiếng của nước ta. Nhờ có ông mà nước ta thoát khỏi nạn cát cứ, thống nhất lại bờ cõi.

Từ khi còn nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh đã bộc lộ trí thông minh và bản lĩnh hơn người. Trong các trò chơi đanh trận giả, ông luôn là người nắm vai trò lãnh đạo và giúp đội của mình dành chiến thắng. Mỗi khi thắng trận, Đinh Bộ Lĩnh sẽ được đám trẻ làm kiệu rước đi, trên tay cầm bông lau phấp phới. Vì vậy mà sau này, khi ông lên ngôi vua, đã được gọi là Ông vua cờ lau.

Lớn lên trong buổi đất nước bị chia cắt thành mười hai cát cứ, Đinh Bộ Lĩnh nuôi chí thống nhất giang sơn. Ông tham gia đạo binh thuộc sứ quân của Trần Lâm. Chỉ sau một thời gian ngắn thì ông được thăng chức làm Bộ Lĩnh bởi sự thông minh là tài trí của mình. Sau khi chủ lĩnh qua đời, Đinh Bộ Lĩnh quyết định thống lĩnh sứ quân dời về Hoa Lư để rèn luyện binh lực, chuẩn bị thực hiện chí lớn của mình.

Sau nhiều năm rèn luyện, lực lượng của sứ quân đã lớn mạnh, thời cơ cũng đã chín muồi, Đinh Bộ Lĩnh liền lãnh đạo quân đội của mình tiến ra các vùng lân cận dể dẹp loạn mười hai sứ quân. Chỉ trong vòng một năm, quân đội của ông đã thành công thống nhất đất nước. Nhân dân vô cùng kính phục tài năng của ông, tôn làm Vạn Thắng Vương. Hai năm sau, Đinh Bộ Lĩnh chính thức lên ngôi vua, đưa ra nhiều chính sách tiến bộ, giúp cuộc sống của nhân dân thêm ấm no.

Cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh là những trang sử hào hùng và chói lọi. Nhờ có ông mà đất nước lại được dung hòa làm một, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no. Em rất yêu quý và tự hào về vị vua này.

Bài tham khảo Mẫu 1

Trong thời hiện đại, biểu tượng Đinh Tiên Hoàng cũng có những nấc thăng trầm khác nhau. Nếu như đầu thế kỷ 20, biểu tượng Hoàng đế khai mở nền chính thống không còn hữu dụng khi Việt Nam bị Pháp đô hộ, thì đến từ nửa sau thế kỷ này, ông lại trở thành biểu tượng đại diện cho khả năng tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc giữ gìn nền độc lập dân tộc.

Đinh Bộ Lĩnh sinh ngày 15 tháng 2 năm Giáp Thân (924), tại làng Đại Hoàng. Nay còn dấu vết nền nhà cũ nơi ông sinh là Gò Bồ Đề (còn dấu tích tại trạm xá cũ, thôn Văn Hà, xã Gia Phương), cha là Đinh Công Trứ, mẹ là bà Đàm Thị. Lúc còn nhỏ Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu cho chú là Đinh Dự. Đinh Bộ Lĩnh được bọn trẻ chăn trâu cùng lứa tôn làm đầu mục (trẻ đứng đầu). Lĩnh thường bầy cho bọn trẻ bẻ hoa lau làm cờ, chia quân đánh trận giả. Trận giả nhưng diễn ra như thật (nhờ lão bộc trước đây dạy cho), thể hiện chí khí, sự tài giỏi của Đinh Bộ Lĩnh. Sau mỗi trận tập, bọn trẻ khoanh tay làm kiệu rước Đinh Bộ Lĩnh như nghi vệ Thiên Tử. Trong lũ trẻ có mấy người cùng quê, cùng lứa tuổi, kết nghĩa anh em. Đó là: Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú, tôn Bộ Lĩnh làm anh cả.

Sau khi Ngô Vương Quyền mất, triều Ngô lục đục, bất lực. Một số quan, tướng nổi dậy cát cứ xưng hùng xưng bá, đất nước loạn lạc. Sử cũ gọi loạn 12 sứ quân. Lúc đó, lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh tương đối mạnh. Do khí phách và tài thao lược, nhân dân trong vùng theo về rất đông. Đinh Bộ Lĩnh nuôi ý chí dẹp loạn, thu giang sơn về một mối, thiết lập triều đình.

Đinh Tiên Hoàng là vị anh hùng dân tộc, mở đầu và đặt nền thống nhất quốc gia, bước đầu xây dựng Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền. Bức Đại Tự “Chính thống thủy” trong đền vua Đinh ở Trường Yên khẳng định, minh chứng cho chân lý đó. “Bậc Đế vương chính thống của nước Việt ta khởi đầu từ đây. Các bậc vua Thánh Đế thần kế tiếp nhau chấn tác sau này cũng đều to rộng theo bài học của triều Đinh ”. Đó là “Ý trời sinh ra cho nước Việt ta bậc Thánh nhân sáng suốt để nối tiếp quốc thống”.

Bài tham khảo Mẫu 2

Đinh Bộ Lĩnh sinh ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân (tức 22 tháng 3 năm 924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn,Ninh Bình) [8][9] . Cha của ông là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, nương nhờ người chú ruột là Đinh Thúc Dự. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, ông cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Và trong đám bạn đó, có Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú, những người sau này cùng Đinh Bộ Lĩnh tạo nên sự nghiệp.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép:

“Vua mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự biết kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi thổi cơm. Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho chúng ăn. Phụ lão các sách bảo nhau: "Đứa bé này khí lượng như thế ắt làm nên sự nghiệp, bọn ta nếu không theo về, ngày sau hối thì đã muộn". Bèn dẫn con em đến theo, rồi lập làm trưởng ở sách Đào Áo. Người chú của vua giữ sách Bông chống đánh với vua. Bấy giờ, vua còn ít tuổi, thế quân chưa mạnh, phải thua chạy. Khi qua cầu ở Đàm Gia Nương Loan, [10] cầu gãy, vua rơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấy hai con rồng vàng hộ vệ vua, nên sợ mà lui. Vua thu nhặt quân còn sót, quay lại đánh, người chú phải hàng.

Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương.”

Bài tham khảo Mẫu 3

Đinh Bộ Lĩnh là một vị vua tài giỏi nổi tiếng của nước ta ở thời kì phong kiến. Ông còn được biết đến với danh xưng “Ông vua cờ lau”.

Đinh Bộ Lĩnh sinh ra khi nước ta đang trong tình trạng chia cắt thành mười hai cát cứ. Từ khi còn nhỏ, ông đã thể hiện được tài năng lãnh đạo và mưu lược của mình, nên được đám trẻ trong làng tôn sùng. Mỗi khi chơi trò đánh trận, Đinh Bộ Lĩnh luôn giành được chiến thắng và được đám trẻ làm kiệu rước đi.

Khi trưởng thành, Đinh Bộ Lĩnh tham gia đạo binh thuộc sứ quân của Trần Lâm. Với sự dũng cảm và mưu lược tài tình của mình, ông nhanh chóng được thăng chức làm Bộ Lĩnh. Sau khi Trần Lâm qua đời, Đinh Bộ Lĩnh thống lĩnh sứ quân dời về Hoa Lư. Rồi bắt đầu chiêu mộ hào kiệt, rèn luyện lực lượng để chuẩn bị cho mục tiêu lớn.

Khi thời cơ đã chín muồi, lực lượng đã lớn mạnh, Đinh Bộ Lĩnh lãnh đạo sứ quân của mình bắt đầu chinh chiến. Chỉ trong vòng một năm, ông đã dẹp loạn mười hai sứ quân, thống nhất đất nước. Nhân dân cả nước vô cùng kính phục ông, nên tôn ông làm Vạn Thắng Vương. Hai năm sau, Đinh Bộ Lĩnh chính thức lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt. Lên ngôi vua, Đinh Bộ Lĩnh đưa ra nhiều chính sách mới giúp đất nước phát triển mạnh mẽ, cuộc sống nhân dân càng thêm ấm no. Vì vậy, ông được muôn dân kính yêu, ca ngợi hết lời.

Tuy nhiên, Đinh Bộ Lĩnh tại vị được mười hai năm thì qua đời khi còn nhiều dự định còn dang dở. Cả cuộc đời của ông đã cống hiến cho sự thống nhất và phát triển của đất nước. Vì vậy, Đinh Bộ Lĩnh xứng đáng là một trong những trang vàng chói lọi nhất của lịch sử nước nhà.


Cùng chủ đề:

Viết bài văn biểu cảm về việc làm tốt mà em đã từng làm lớp 7
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử lớp 7
Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh lớp 7
Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Kim Đồng lớp 7
Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt lớp 7
Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Mạc Đĩnh Chi lớp 7
Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Ngô Quyền lớp 7
Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Võ Thị Sáu lớp 7
Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử Đinh Bộ Lĩnh lớp 7
Viết bài văn nêu cảm nhận về hoa đào
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7