Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,. . . Đã đọc: Không nên nhìn hình thức bên ngoài để đánh giá (qua truyện Sọ Dừa) lớp 6 — Không quảng cáo

Văn mẫu lớp 6 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức Tổng hợp 50 bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của


Truyện có nhiều yếu tố hoang đường tô đậm tính cách nhân vật, làm cho câu chuyện lạ kì hấp dẫn. Sử dụng các chi tiết nghệ thuật đối lập.

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Truyện có nhiều yếu tố hoang đường tô đậm tính cách nhân vật, làm cho câu chuyện lạ kì hấp dẫn. Sử dụng các chi tiết nghệ thuật đối lập. Xây dựng hình tượng nhân vật mang ý nghĩa đặc trưng. Kết thúc có hậu thể hiện triết lí nhân gian về cuộc đời.

Qua câu chuyện, chúng ta thấy được vẻ đẹp của người lao động. Truyện kể về sự ra đời, bề ngoài khác biệt, tài năng và sự thay đổi kì diệu của Sọ Dừa. Cô út hiền lành, thương người. Qua đó đề cao giá trị đích thực, vẻ đẹp bên trong của con người, lòng nhân ái với người bất hạnh, tinh thần lạc quan và ước mơ chân chính về sự công bằng xã hội của người dân lao động xưa kia.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Những tác phẩm truyện cổ tích Việt Nam thường mang những ý nghĩa sâu sắc và đề cập tới những quan niệm mà tác giả dân gian muốn truyền tải tới với người đọc. Truyện cổ tích “Sọ Dừa” cũng là một truyện như thế, thông qua câu truyện, tác giả dân gian đã truyền tải những ước mơ, khát vọng tươi đẹp trong cuộc sống.

Thông qua nhân vật Sọ Dừa, tác giả dân gian không chỉ nhắc nhở người đọc cần nhìn nhận con người một cách toàn diện mà còn giáo dục chúng ta về ý nghĩa của lao động. Có chăm chỉ lao động, cố gắng thì mới có được kết quả, thể hiện rõ nhất ở chính nhân vật Sọ Dừa. Sọ Dừa tuy chẳng có chân tay nhưng rất chịu khó, nhận chăn trâu cho phú ông không những thế còn chăn rất giỏi, chàng tuy có thể bằng cách này hoặc cách khác để gặp cô út nhà phú ông, nhưng không, chàng đã bằng chính sự lao động của mình, sự chăm chỉ và tài giỏi của mình để có thể gặp gỡ, chứng minh mình là một người có phẩm chất tốt đẹp. Việc lấy được cô út chính là nhờ vào sự chăm chỉ, sức lao động và sự cố gắng của Sọ Dừa, Sọ Dừa chẳng ngại việc phải tìm kiếm lễ vật, chẳng màng đến lời chê bai, khinh mỉa của phú ông.

Câu chuyện cũng đã đề cập tới ước mơ của những người nông dân hay chính những tác giả dân gian, đó là ước mơ của sự đổi đời. Nếu có thể chăm chỉ, thật thà và cố gắng nỗ lực như Sọ Dừa thì ước mơ về sự thành công và hạnh phúc như Sọ Dừa là không còn xa vời. Sọ Dừa từ một nhân vật xấu xí, thấp kém cuối cùng lại trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, cưới được người vợ hiền, đỗ đạt quan trường lại thêm cuộc sống hạnh phúc. Ở đời, người ta có mơ ước cao sang đến mấy cũng chỉ quanh quẩn trong những thứ như vậy. Và không chỉ có ước mơ cho riêng mình, các tác giả dân gian còn khát khao có được sự công bằng cho xã hội.

Truyện Sọ Dừa đã truyền tải rất cụ thể và sâu sắc những khát vọng đó. Việc Sọ Dừa lấy được cô út nhà phú ông đã xóa mờ đi sự bất công giữa hai tầng lớp giàu và nghèo, ranh giới đó trong câu chuyện này đã không còn nữa. Hơn thế còn đề cập tới quy luật cuộc đời “Ở hiền gặp lành”, người thông minh, tài giỏi và chân thành, hiền lương và đức độ sẽ được gặp điều tốt đẹp, hưởng hạnh phúc. Chính là nhân vật Sọ Dừa và cô út kia, họ là những người giàu lòng yêu thương, bản chất tốt đẹp, đã có được cuộc sống mà biết bao người mơ ước. Những người đem lòng đố kị, tham lam và độc ác như hai chị của cô út sẽ bị trừng trị thích đáng, sự dối trá và lòng đố kị làm mất đi nhân cách và đạo đức con người, đẩy họ tới những con đường tội lỗi và kết thúc không mấy tốt đẹp.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, truyện cổ tích “Sọ Dừa” là tổng hợp những quan niệm sâu sắc về cuộc sống mà ông cha ta từ xưa đã đúc rút ra, mong muốn truyền tải lại cho con cháu đời sau. Chúng ta phải ghi nhớ và tiếp thu những quan niệm đó, xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, xã hội công bằng.

Bài tham khảo Mẫu 1

Sọ Dừa được sinh ra là một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như quả dừa và được đặt tên là Sọ Dừa.

Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận thay mẹ đi chăn bò nhà phú ông. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đi đưa cơm cho Sợ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu, thường hắt hủi cậu, chỉ có cô út đối đã với cậu tử tế. Phát hiện vẻ đẹp bên trong cái kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho Sọ Dừa. Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức. Sọ Dừa thi đỗ Trạng Nguyên và được nhà vua cửa đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để phòng khi tai họa.

Sọ Dừa đi vắng, hai cô chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. NHờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị thấy em không chết xấu hổ, bỏ nhà đi biệt xứ.

Bài tham khảo Mẫu 2

Truyện cổ tích "Sọ Dừa" là một câu chuyện ly kỳ hấp dẫn, mang nhiều yếu tố hoang tưởng thần kỳ vô cùng phong phú. Sọ Dừa là một truyện cổ tích do trí tưởng tượng của tác giả dân gian xây dựng lên, nhưng nó nói lên ước mơ khát vọng của người dân lao động xưa. Nhân vật Sọ Dừa đại diện cho mong ước của người nông dân lao động nghèo khổ. Nhân vật Sọ Dừa được ra đời một cách ly kỳ mang yếu tố kỳ ảo. Có một bà mẹ hiếm muộn đã lâu chưa có con một hôm bà đi làm đồng khát nước quá nhìn thấy nước mưa chứa trong một cái sọ dừa bà liền uống.

Về nhà bà mang thai rồi để ra một cậu bé trai không có chân tay, chỉ có mỗi cái đầu, tròn lăn như sọ dừa. Bà liền đặt tên con trai mình là Sọ Dừa. Năm Sọ Dừa được chừng 7-8 tuổi trong nhà ngày càng khó khăn. Mẹ Sọ Dừa mới tâm sự với con nhà mình càng ngày càng nghèo không biết mẹ con ta sẽ sống sao? Thì Sọ Dừa liền nói với mẹ rằng "mẹ yên tâm con lớn rồi con sẽ đi ở đợ cho nhà phú hộ kiếm tiền nuôi mẹ." Điều này cho thấy Sọ Dừa là nhân vật có hiếu với cha mẹ, là người biết tự lập từ khi còn rất nhỏ.

Sọ Dừa xấu xí nhưng nhanh nhẹn, chàng xin mẹ cho đi làm chăm trâu cho gia đình phú hộ gần nhà, phú hộ lúc đầu không muốn nhận nhưng nghĩ nuôi Sọ Dừa ít tốn cơm hơn nên nhận lời cho làm thử. Sọ Dừa ngày ngày đi chăn trâu, ở rất xa, khi về con nào con đó đều béo khỏe, phú hộ vui lắm. Nhà phú hộ có ba cô con gái nhưng hai cô chị kiêu ngạo, đánh đá chỉ có cô em út hiền lương, dịu dàng thường mang cơm cho Sọ Dừa. Cô út nhiều lần mang cơm đã phát hiện ra sự việc lạ đó là Sọ Dừa thực ra là một chàng trai vô cùng khôi ngô tuấn tú, có tài thổi sáo rất hay.

Sọ Dừa nhờ mẹ mình sang hỏi con gái phú hộ cho mình. Phú hộ buồn cười lắm nhưng mà ông ta cũng đồng ý với điều kiện nhà Sọ Dừa phải lo được nhiều vàng bạc châu báu thì mới được cưới con gái lão. Bởi lão nghĩ nếu từ chối thẳng thừng thì không hay lắm nên cứ thách cưới thật cao, cho mẹ con nhà Sọ Dừa bỏ cuộc bởi nhà Sọ Dừa nghèo khó lấy đâu ra vàng bạc châu báu mà cưới con gái lão. Nhưng lão phú hộ đã nhầm, Sọ Dừa thực ra là người tiền xuống trần gian thử lòng người, nếu ai tốt thì gặp may mắn hạnh phúc, còn ai xấu xa thì phải trả giá. Chính vì vậy, Sọ Dừa đã biến ra nhiều vàng bạc để tới hỏi cưới con gái phú hộ.

Nhưng hai cô chị vừa thấy Sọ Dừa là đã bĩu môi, lườm nguýt chẳng thèm nhìn một lần. Họ chỉ thấy Sọ Dừa là một cục thịt có mỗi cái đầu lăn đi lăn lại như trái bóng, khác nào một tên tàn phế, dị hợm, nên không bao giờ thèm ngó tới Sọ Dừa, chỉ có cô con gái út của phú hộ là e thẹn đồng ý. Sau khi lấy vợ Sọ Dừa trút bỏ bộ dạng xấu xí biến thành chàng trai khôi ngô, học giỏi, biến ngôi nhà lụp xụp của mẹ mình thành nhà cao cửa rộng khang trang có người hầu kẻ hạ. Khiến hai cô chị con gái phú hộ ganh ghét đố kỵ với em út của mình.

Đằng sau nhân vật Sọ Dừa xấu xí chính là tấm lòng nhân đạo chứa đựng nhiều lòng chắc ẩn của người dân xưa với những con người bị hẩm hiu số phận thiếu may mắn cho họ một vẻ bề ngoài xấu xí. Tác giả dân gian xưa muốn khuyên nhủ con người không nên nhìn vẻ bên ngoài mà đánh giá con người bên trong. Sọ Dừa tuy xấu xí nhưng tài giỏi, mưu trí, thông minh nhanh nhẹn hơn người. Ngoài ra, thông qua nhân vật Sọ Dừa tác giả dân gian xưa muốn ca ngợi tình yêu thật lòng chung thủy, không vì tiền bạc, hoặc ngoại hình bên ngoài tình yêu nam nữa có thể vượt qua mọi rào cản ranh giới giàu nghèo, xấu đẹp để tới với nhau xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

Nó chính là mong ước, khát vọng của người xưa muốn nhắn gửi thông qua nhân vật Sọ Dừa. Dù nhân vật Sọ Dừa xấu xí nhưng lại thông minh, có tài thổi sáo vô cùng hay, có tài chăn bò rất giỏi có sự nhanh nhẹn hoạt bát. Đừng nhìn vẻ bề ngoài mà vội vàng kết luận đánh giá một con người, hoặc làm tổn thương ai đó vì vẻ bề ngoài không được đẹp đẽ của họ, thể hiện sự nhân văn của tác giả dân gian với những số phận chịu bất hạnh trong cuộc sống.


Cùng chủ đề:

Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,. . . Đã đọc: Cây tre tiêu biểu cho sức sống của người dân Việt Nam (qua bài cây tre Việt Nam c
Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,. . . Đã đọc: Cơn nổi giận của Thủy Tinh trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 6
Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,. . . Đã đọc: Hãy chia sẻ với những phận người còn nghèo khổ (qua truyện ngắn Cô bé bán diêm) l
Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,. . . Đã đọc: Hình ảnh quê hương đất nước qua ca dao, dân ca gợi cho em những suy nghĩ gì? lớp
Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,. . . Đã đọc: Không nên kiêu căng, coi thường người khác (qua đoạn trích Bài học đường đời đầu
Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,. . . Đã đọc: Không nên nhìn hình thức bên ngoài để đánh giá (qua truyện Sọ Dừa) lớp 6
Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,. . . Đã đọc: Nỗi nhớ quê nhà: Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,. . . Đã đọc: Sức mạnh của nhân dân khi đất nước có giặc (qua truyện Thánh Gióng) lớp 6
Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,. . . Đã đọc: Tình yêu quê hương đất nước lớp 6
Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,. . . Đã đọc: Về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác (qua truyện Thạch Sanh) lớp 6
Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ một cuốn sách, bài thơ, bài ca dao,. . . Đã đọc: Về một truyện cổ tích hay (qua truyện Thạch Sanh) lớp 6