1. Dàn ý chi tiết 1. Mở bài – Giới thiệu tác phẩm, tình tiết cái ác, cái thiện trong truyện: Truyện dân gian là thể loại phản ánh chân thực bộ mặt của xã hội, thể hiện ước mơ khát vọng của con người
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
– Giới thiệu tác phẩm, tình tiết cái ác, cái thiện trong truyện: Truyện dân gian là thể loại phản ánh chân thực bộ mặt của xã hội, thể hiện ước mơ khát vọng của con người
– Qua chuyện cho người đọc thấy được cái giá phải trả của việc ác và những gì nhận lại được qua tấm lòng, hành động lương thiện của con người.
2. Thân bài
– Hình ảnh biểu trưng cho cái thiện
+ Thạch Sanh: Hiền lành, thật thà, chất phác, đấu tranh sinh tồn, diệt chằn tinh, diệt đại bàng, cứu công chúa chống quân xâm lược
+ Cái thiện luôn phải chịu oan ức nhưng sau sự đấu tranh, cuối cùng vẫn sẽ nhận lại những gì xứng đáng nhất.
– Hình ảnh biểu trưng cho cái ác và chống lại cái ác
+ Lý Thông: Lòng dạ thâm độc, nham hiểm, dựa vào người khác để đi lên, đùn đẩy trách nhiệm, cướp công người khác để vụ lợi cho bản thân mình
+ Cuộc đấu tranh chống cái ác: Cái ác tồn tại khắp mọi nơi, trước hết là chống lại những loài vật độc ác, chống lại sự độc ác bên trong con người
+ Cái ác trong con người Lý Thông: Tội ác giết người, tội ác vong ân bội nghĩa, lấy oán báo ân
– Kết quả của cuộc đấu tranh
+ Cái thiện luôn giành phần thắng, cái ác phải trả giá, công lý luôn công bằng ở khắp mọi nơi
3. Kết bài
Cảm nghĩ về cuộc đấu tranh trong tác phẩm: Lời cảnh tỉnh trong xã hội hiện nay đối với bất cứ tầng lớp xã hội nào.
Bài siêu ngắn
Truyện dân gian là thể loại phản ánh chân thực bộ mặt của xã hội, thể hiện ước mơ khát vọng của con người, không đâu xa lạ là tác phẩm Thạch Sanh một tác phẩm gắn liền với tuổi thơ của bất kỳ ai. Truyện thể hiện nhiều yếu tố thần kì, đồng thời là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác thể hiện chân thực đời sống xã hội ở bất kì giai đoạn nào, qua chuyện cho người đọc thấy được cái giá phải trả của việc ác và những gì nhận lại được qua tấm lòng, hành động lương thiện của con người.
Người ta thường nói “Cái gì cũng có hai mặt của nó” điều đó chẳng sai chút nào, nó tồn tại ở bất cứ đâu, bất cứ trường hợp nào và trong câu chuyện Thạch Sanh hai mặt đó được thể hiện qua cái thiện và cái ác. Trước tiên xét về cái thiện, Thạch Sanh một con người hiền lành, thật thà, chất phác, luôn dùng bản lĩnh, tài năng sự dũng cảm của mình để đấu tranh sinh tồn, diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu công chúa, dùng tiếng đàn thức tỉnh con người công chúa giúp cô yêu đời trở lại, đầu tranh chống quân xâm lược giải phóng nỗi lo của vua, của nhân dân nhưng sự hiền lành lương thiện đó chỉ được đổi lại bằng những lần oan uổng, hết lần này đến lần khác chàng bị vu oan, bị cướp công, rồi bị hãm hại đẩy tới tận bờ vực của cái chết, dưới sự giúp đỡ của thần linh, những yếu tố thần bí, chàng trai lương thiện Thạch Sanh quá cô độc, chỉ có một mình. Nhưng bản lĩnh của những con người có tài năng chẳng bao giờ là tắt, họ dùng bản lĩnh đó để đấu tranh, để tự cứu lấy bản thân và nhận lại những gì mà mình đáng được nhận, đồng thời tiêu diệt và bắt những con người sống tội lỗi phải trả giá.
Xét về mặt cái ác, hình ảnh Lý Thông là tiêu biểu cho vấn đề này, một con người lòng dạ thâm độc, nham hiểm, luôn muốn dựa vào người khác để đi lên, khi gặp khó khăn thì đùn đẩy trách nhiệm, cướp công người khác để vụ lợi cho bản thân mình. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác với mục đích chính là tôn vinh cái thiện, dùng cái thiện để chống lại cái ác, cái ác luôn tồn tại ở khắp mọi nơi, đầu tiên là bọn yêu ma độc ác chằn tinh, đại bàng những loài vật mà khi nhắc đến bất kì ai cũng run sợ, sự tồn tại của chúng cũng đồng nghĩa với sự tồn tại của một vị anh hùng, một con người can đảm có tài năng tiêu diệt những thế lực đó đem lại yên bình cho nhân dân.
Việc đấu tranh chống lại cái ác trong các loài vật khó khăn nhưng chống lại cái ác bên trong nội tâm con người còn khó khăn gấp vạn lần, cái ác của những loài vật có thể chỉ là tưởng tượng nhưng cái ác mà Lý Thông đem lại là cái ác có thật trong cuộc sống, cái ác tồn tại trong bất kỳ ai và có thể trỗi dậy mọi lúc mọi nơi, cái ác đó hội tụ những phẩm chất ở đáy của xã hội, không chỉ là tội ác hãm hại người khác, tội ác giết người mà còn là thể loại vong ân bội nghĩa, lấy oán báo ân. Cuối cùng sự đấu tranh giữa cái ác và cái thiện dù có trải qua chặng đường gian nan vất vả như thế nào thì kết quả vẫn là cái thiện lên ngôi, với lưỡi gươm công lý đó sẽ răn đe tất cả những cái ác tồn tại và chắc chắn ai làm điều ác sẽ bị diệt vong, sẽ phải trả giá thích đáng cho những gì mà họ đã gây ra.
Cuối cùng tác phẩm lưu truyền trong dân gian cũng là lời cảnh tỉnh cho những con người đang sống trong bóng tối, sống trong phần con lớn hơn phần người, chắc chắn một điều rằng công lý ở đâu cũng đều công bằng, hãy sống một cuộc sống thoải mái với bản thân thông qua những việc làm phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Bài tham khảo
Thiện thắng ác là ước mơ ngàn đời của người dân lương thiện từ xa xưa. Ước mơ đó được thể hiện qua các câu chuyện cổ tích. Truyện Thạch Sanh là một truyện cổ tích tiêu biểu cho chủ đề này.
Để đối phó với hai con trằn tinh và đại bàng này cần phải có một chàng dũng sĩ quả cảm. Và Thạch Sanh xuất hiện. Song để chiaanr bị cho hai cuộc quyết chiến tiêu diệt trằn tinh và đại bàng, phải có sự giúp đỡ của thần linh. Thiên thần đã dạy cho Thạch Sanh đủ các môn võ nghệ và các phép thần thông.
Mặc dù đã đươc thần linh giúp đỡ, nhưng trong trận chiến tiêu diệt kẻ ác, Thạch Sanh vẫn là người đơn độc. Chàng phải tự lực là chính. Với tài trí phi thường, lòng quả cam vô song và ý chí tiêu diệt kẻ ác, Thạch Sanh đã chiến thắng và chiến thắng giòn giã: chàng đã chém chết trăn tinh, xé xác nó thành hai, bắn chết đại bàng. Và thật lí thú, Thạch Sanh lại bắn chết đại bàng bằng bộ cung tên vàng lấy từ tay trăn tinh. Cuộc đấu tranh chống cái ác là lực lượng yêu ma vốn đã khó khăn và dai dẳng, nhưng cuộc đấu tranh chống cái ác ngay trong hàng ngũ con người với nhau còn khó khăn, dai dẳng và phức tạp hơn nhiều.
Kẻ ác ở đây tuy không có phép thần thông biến hóa nhưng lại rất nham hiểm, xảo trá. Đó là mẹ con nhà Lý Thông. Hắn lại tiếp tục lợi dụng Thạch Sanh để lập công lớn hơn, nhằm có địa vị và danh vọng cao hơn. Lần này, để đạt được mục đích ấy, hắn sẵn sàng ra tay giết người. Hành động giết người vốn đã là đỉnh cao của tội ác, đáng sợ và ghê tởm hơn, người giết hại vừa là em kết nghĩa vừa là ân nhân của kẻ gây tội ác. Đã thế hành động gây tội ác của hắn không cần che giấu, mà phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật, trước mắt bao người. Có thể nói Lý Thông đã hiện rõ nguyên hình của kẻ ác. Cái ác của Lý Thông không chỉ là tội ác của giết người mà còn là tội ác của sự vong ân bội nghĩa khiến cả con người lẫn đất trời đều phẫn nộ.
Kết thúc câu chuyện thật có hậu, kẻ ác bị trừng trị, người lương thiện, người tốt được hưởng hạnh phúc. Đó là ước mơ, là niềm tin, là sức mạnh của chân lí, của người dân Việt Nam từ thời xa xưa đến tận bây giờ.