Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề của đời sống được gợi ra từ văn bản Bức tranh của em gái tôi: Cách nhìn nhận về vẻ đẹp của một con người lớp 6
Đọc truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, chúng ta hiểu rằng dụng ý của tác giả không chỉ ca ngợi, khẳng định những nét đẹp trong phẩm chất, tính cách của người em mà chủ yếu là bài học về sự thức tỉnh qua nhân vật người anh.
Đọc truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, chúng ta hiểu rằng dụng ý của tác giả không chỉ ca ngợi, khẳng định những nét đẹp trong phẩm chất, tính cách của người em mà chủ yếu là bài học về sự thức tỉnh qua nhân vật người anh. Tuy nhiên, nhân vật Kiều Phương vẫn để lại những ấn tượng đẹp dù chỉ qua những khắc họa không nhiều của tác giả.
Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể chuyện của chính người anh. Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình. Vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối chuyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc.
Vẻ dẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội họa, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu?
Không hồn nhiên thì sao có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà Mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt” – “Mèo mà lại! Em không phá là được….” Khi người anh tỏ vẻ khó chịu: “- Này, em không để chúng nó yên được à?”. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!
Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội họa, theo lời chú Tiến Lê đấy còn là một thiên tài hội họa. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do “Mèo” vẽ giấu người anh, không ngờ là những bức tranh đọc đáo “có thể đem đóng treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Bố của Mèo đã phải thốt lên sung sướng: “Ôi! Con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.” Mẹ em cũng không kìm được xúc động.
Taaif năng của Kiều Phương được công nhận bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ Quốc tế, khiến cho cả nhà “vui như tết”. Riêng chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã giành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. “Nó lao vào ôm cổ tôi, tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra”. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng. Một em bé đáng yêu!
Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh cũng đã tự nhìn rõ về mình để vượt lên những hạn chế về lòng tự ái và tự ti: “ Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến kia?”. Đây chính là lúc nhân vật tự thức rỉnh để hoàn thiện nhân cách bản thân.
Có thể nói, thành công của truyện ngắn không chỉ dừng lại ở việc xây dựng thành công hình tượng người anh mà còn khắc họa hình ảnh nhân vật Kiều Phương với tấm lòng nhân hậu, vừa đời thường vừa rất cổ tích đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm. Nét đẹp ấy ta có thể bắt gặp thật nhiều trong cuộc sống, những nét đẹp ấy làm cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu, đáng quý.