Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ 2 trong bài Viếng lăng Bác.Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và thành phần tình thái (gạch chân)
Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ 2 trong bài Viếng lăng Bác.Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và thành phần tình thái (gạch chân)
Trong bài thơ Viếng lăng Bác, những cảm xúc kính yêu của nhà thơ trước khi vào lăng viếng Bác đã được thể hiện rất rõ ở khổ thơ thứ hai. Thật vậy, nhà thơ Viễn Phương đã viết:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
Thật vậy, đây chính là những dòng thơ xúc động về cảm xúc của mình khi hòa vào dòng người đi vào viếng Bác. Câu thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là câu sử dụng hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc sắc. Hình ảnh "mặt trời" đầu tiên là hình ảnh của mặt trời tả thực của vũ trụ còn hình ảnh "mặt trời" thứ hai chính là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Nhờ có hình ảnh ẩn dụ này, tác giả đã nhấn mạnh được tầm quan trọng và sự vĩ đại, bất tử như vũ trụ của Người. Nếu như mặt trời quan trọng với sinh vật trên trái đất thì Bác Hồ chính là vầng thái dương không bao giờ tắt, mang đến ánh sáng và hy vọng cho dân tộc VN vượt khỏi ách nô lệ và lầm than. Hai câu thơ tiếp theo là hình ảnh của đoàn người vào thăm viếng Hồ Chủ tịch. Hai từ "thương nhớ" đã bộc lộ sự tiếc thương và kính yêu của nhân dân đối với Bác đến muôn đời. Điệp ngữ "Ngày ngày" đã cho thấy một sự lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác của dòng người vào lăng viếng Bác cũng như sự tuần hoàn của vũ trụ. Ngày ngày, thời gian vẫn trôi đi, vũ trụ vẫn chuyển động, nhân dân vẫn thương nhớ và Bác thì đã đi vào giấc ngủ vĩnh hằng mãi mãi. Tiếp theo hình ảnh "bảy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh vô cùng đặc sắc thể hiện sự kính yêu của nhân dân đối với Bác. Hình ảnh "tràng hoa" không chỉ thay thể được "vòng hoa" (gợi sự buồn thương) mà còn nhấn mạnh được tình yêu và sự kính trọng Bác của nhân dân VN. Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" có ý nghĩa là trng 79 năm Bác sống và làm việc, Người đã đem đến 79 mùa xuân tươi đẹp của đất nước. Chắc chắn, Bác luôn sống và bất tử trong trái tim của nhân dân VN. Tóm lại, khổ thơ thứ hai là khổ thơ xúc động kể về tình yêu thương và sự kính trọng của nhân dân VN đối với Bác Hồ vĩ đại.
Chú thích:
Thành phần tình thái và câu bị động được in đậm
Nguồn: Sưu tầm