Viết đoạn văn ngắn chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trong văn bản cùng tên của tác giả Phạm Văn Đồng — Không quảng cáo

Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Đức tính gi


Viết đoạn văn ngắn chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trong văn bản cùng tên của tác giả Phạm Văn Đồng

Viết đoạn văn ngắn chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trong văn bản cùng tên của tác giả Phạm Văn Đồng

Bài làm 1

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

Bài làm 2

Giản dị là một đức tính tốt và mỗi người chúng ta cần có. Trong cuộc sống thì mỗi người sẽ  có những tính cách, lối sống của riêng mình. Có người ưa sự giàu sang, sang trọng, thích lộng lẫy nổi bật. Tuy vậy vẫn có những người chọn cho mình một lối sống giản dị bình thường. Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống. Nhưng các bạn đừng nhầm lẫn sự giản dị với tiết kiệm, sự keo kịt, bủn xỉn. Giản dị là không cần quá khoang trương, từ trong cách ăn mặc, nói năng đến những giao tiếp bên ngoài với mọi người. Với người học sinh, việc luyện rèn lối sống giản dị rất quan trọng bởi từ đây chúng sẽ trở thành lối sống suốt đời thành nhân cách của con người. Vì vậy mỗi người học sinh phải ý thức sâu sắc việc rèn luyện này. Còn là học sinh chưa làm ra tiền, còn phải xin bố mẹ, chúng ta nên chi tiêu tiết kiệm, chỉ dùng tiền vào những việc cần thiết; trang phục, ăn uống phải đúng nơi, đúng lúc.

Nguồn: sưu tầm


Cùng chủ đề:

Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về tình bạn trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà"
Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Trong đó có sử dụng một cây rút gọn
Viết đoạn văn ngắn (6 - 7 câu) suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ, có sử dụng 1 trạng ngữ (gạch chân và xác định)
Viết đoạn văn ngắn (6 - 8 câu) phát biểu cảm nghĩ bài thơ "Sông núi nước Nam"
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: "Không thầy đố mày làm nên". Trong đó sử dụng 1 câu rút gọn và 1 trạng ngữ (Gạch chân ghi kí hiệu)
Viết đoạn văn ngắn chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trong văn bản cùng tên của tác giả Phạm Văn Đồng
Viết đoạn văn ngắn giải thích tại sao trong văn bản “Mẹ tôi” của A - Mi - Xi người bố không nhắc nhở En - Ri - Cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về dân tộc ta qua bài thơ "Phò giá về kinh"
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tâm trạng của tác giả qua bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh"
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn trích "Bài ca Côn Sơn"
Viết đoạn văn ngắn nêu nội dung về câu tục ngữ "Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"