Viết đoạn văn nói về Vẻ đẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga — Không quảng cáo

Văn mẫu 9 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý, thuyết minh, tự sự và nghị luận lớp 9 hay nhất Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Lục Vân Tiê


Viết đoạn văn nói về Vẻ đẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Viết đoạn văn nói về Vẻ đẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hay nhất

Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu khắc họa một cách sinh động, chân thực, đặc biệt là thông qua đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Trong chuyến đi về miền Hà Khê, Kiều Nguyệt Nga đã phải đối mặt với một mối nguy hiểm lớn từ đám “ bớ đảng hung đồ”. Thân gái yếu ớt không thể làm gì hơn nên khi bị bọn hung đồ chặn cướp thì nàng đã rất hoảng loạn, sợ hãi. Tuy nhiên, khi được những hành động nghĩa hiệp, nhân nghĩa của Lục Vân Tiên cứu giúp thì những lời nói, hành động sau đó của Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ được phẩm chất đoan trang, dịu dàng, có học thức của một tiểu thư khuê các. Ta thấy nàng là một người con gái hết mực đoan trang, dịu dàng; một người con có hiếu, luôn vâng lời cha “ làm con đâu dám cãi cha”. Và để làm theo mong muốn của cha là “tiện bề nghi gia” thì nàng cũng ngại thân con gái phải ngàn dặm xa xôi mà “ Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”.Như vậy, ta có thể thấy, hình tượng Kiều Nguyệt Nga có thể coi là một hình mẫu lí tưởng của người con gái trong xã hội phong kiến xưa, nết na, hiền thục, có học thức và cũng là một người con có hiếu. Trước ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga tha thiết muốn được đền ơn và tỏ mong muốn mời Vân Tiên về nhà cùng mình để tiện bề báo đáp “Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng”. Qua lời nói của Nguyệt Nga ta cũng thấy một con người đầy chính nghĩa, đề cao tư tưởng “đền ơn, tạ nghĩa “đối với người “ân nhân” của mình. Vốn là một tiểu thư đài các, nhưng Nguyệt Nga tự xưng mình là “tiện thiếp”, thể hiện sự chuẩn mực, nề nếp, cũng thể hiện được sự khiêm nhường, từ tốn. Cũng trong cuộc đối đáp với Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thể hiện được tài năng văn thơ hết mực tài hoa, tinh tế:

“Nguyệt Nga ứng tiếng xin hầu

Xuống tay liền tả tám câu năm vần”

Có thể thấy người con gái này “ tài sắc vẹn toàn”, đoan trang thục nữ những cũng đầy tài hoa, học thức tinh thông.

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Viết đoạn văn nghị luận về tác hại của mạng xã hội faceboook
Viết đoạn văn nghị luận về tinh thần yêu nước lớp 9
Viết đoạn văn nghị luận về văn hóa hội nhập
Viết đoạn văn nghị luận về xả rác bừa bãi
Viết đoạn văn nghị luận về điểm tựa của mỗi người trong cuộc sống
Viết đoạn văn nói về Vẻ đẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Viết đoạn văn phân tích 6 câu thơ cuối đoạn trích "Cảnh ngày xuân"
Viết đoạn văn phân tích 8 câu thơ cuối của bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
Viết đoạn văn phân tích biểu tượng của tình đồng chí
Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ: "Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
Viết đoạn văn phân tích hình ảnh 3 cô thanh niên xung phong, trong đó có sử dụng phép nối, câu bị động, câu cảm thán