Viết đoạn văn phân tích 6 câu thơ cuối đoạn trích "Cảnh ngày xuân" — Không quảng cáo

Văn mẫu 9 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý, thuyết minh, tự sự và nghị luận lớp 9 hay nhất Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Cảnh ngày x


Viết đoạn văn phân tích 6 câu thơ cuối đoạn trích "Cảnh ngày xuân"

Viết đoạn văn phân tích 6 câu thơ cuối đoạn trích "Cảnh ngày xuân" hay nhất

Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người , thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đểu là những từ láy có tính giảm nhẹ. “Tà tà” diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; “thơ thẩn” lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân “thanh thanh” vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ “nao nao” trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ “nho nhỏ” gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” - dòng suối nhỏ, phong-cảnh thanh thoát, dịp cầu “nho nhỏ” lại nằm ở “cuối ghềnh” ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mơ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Viết đoạn văn nghị luận về tinh thần yêu nước lớp 9
Viết đoạn văn nghị luận về văn hóa hội nhập
Viết đoạn văn nghị luận về xả rác bừa bãi
Viết đoạn văn nghị luận về điểm tựa của mỗi người trong cuộc sống
Viết đoạn văn nói về Vẻ đẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Viết đoạn văn phân tích 6 câu thơ cuối đoạn trích "Cảnh ngày xuân"
Viết đoạn văn phân tích 8 câu thơ cuối của bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
Viết đoạn văn phân tích biểu tượng của tình đồng chí
Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ: "Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
Viết đoạn văn phân tích hình ảnh 3 cô thanh niên xung phong, trong đó có sử dụng phép nối, câu bị động, câu cảm thán
Viết đoạn văn phân tích khổ 2 bài Sang thu, trong đó có sử dụng thành phần tình thái