Viết đoạn văn phân tích tác dụng của điệp ngữ trong bài thơ "Tiếng gà trưa" — Không quảng cáo

Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Tiếng gà trưa


Viết đoạn văn phân tích tác dụng của điệp ngữ trong bài thơ "Tiếng gà trưa"

Viết đoạn văn phân tích tác dụng của điệp ngữ trong bài thơ "Tiếng gà trưa"

Trong suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, điệp ngữ “Tiếng gà trưa” được lặp lại đến năm lần trở thành điểm nhấn, thành điệp khúc xôn xao xuyên suốt bài thơ. Sau mỗi câu thơ “Tiếng gà trưa”, tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc: “Ổ rơm tròn những trứng”. “Tiếng bà hay mắng” …. Như vậy, điệp ngữ này đã giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn. Chẳng những vậy, bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ nhưng ba tiếng “Tiếng gà trưa” luôn được tách riêng thành một dòng thơ độc lập. Ba tiếng ấy như mô phỏng theo tiếng gà gáy “Ò ó o” vô cùng quen thuộc. Nó khiến cầu thơ trở nên sinh động và gần gũi biết bao.

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Viết đoạn văn phân tích câu tuc ngữ: "Thương người như thể thương thân", trong đoạn sử dụng câu rút gọn
Viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
Viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Viết đoạn văn phân tích giá trị nghệ thuật của câu "Tấc đất tấc vàng"
Viết đoạn văn phân tích nhân vật Thành và Thủy trong "Cuộc chia tay của những con búp bê"
Viết đoạn văn phân tích tác dụng của điệp ngữ trong bài thơ "Tiếng gà trưa"
Viết đoạn văn suy nghĩ về nhân vật Va - Ren trong văn bản Những trò lố hay là Va - Ren và Phan Bội Châu
Viết đoạn văn triển khai luận điểm: Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn vẽ nên bức tranh cuộc sống xa hoa hưởng lạc, thái độ vô trách nhiệm biến thành lòng lang dạ thú của quan lại cầm quyền trong xã h
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp quê hương đất nước sau bài ca dao "Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người"
Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu về câu tục ngữ “Cái răng , cái tóc là góc con người ”
Xung đột trong đoạn trích: Nỗi oan hại chồng (Trích Quan Âm Thị Kính)