Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh) — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 9 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị


Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh)

Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Tác phẩm Tác giả

1. Tiểu sử

- Thi Sảnh (1941 – 2020), tên thật là Nguyễn Thanh Sỹ, quê xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử – văn hóa.

- Học vấn: học Khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), năm 1961.

2. Sự nghiệp

- Viết nhiều tác phẩm, công trình về lịch sử, thắng cảnh, di tích của vùng đất mỏ Quảng Ninh – nơi ông có quá trình công tác và gắn bó lâu dài.

- Phong cách sáng tác: các bài thơ của Thi Sảnh thể hiện được trái tim rung cảm, với những nỗi niềm sâu lắng của nhà thơ cũng như xúc cảm gần gũi, thân thương tựa như một người thân quen ngày ngày bộn bề với cuộc sống, những hình ảnh xuất hiện trong thơ của tác giả luôn sinh động, gợi hình gợi cảm, giọng điệu cá tính, mang chất riêng của bản thân. Tuy trang thơ của Thi Sảnh không cầu kỳ nhưng lại thể hiện được sự hiểu biết, thông thái, tìm tòi và suy tư, chiêm nghiệm kĩ lưỡng, dùng cả tình cảm, tâm huyết sáng tác nên. Và ngoài việc sở hữu các trang thơ hào hùng, Thi Sảnh còn có những sáng tác văn chương về đề tài lịch sử hào hùng, tái hiện lịch sử qua những câu chuyện với những nhân vật được khắc họa một cách tinh tế, tỉ mỉ và nghệ thuật.

- Tác phẩm chính: Lịch sử phong trào công nhân Quảng Ninh (tập 1, 1974; tập 2, 1984); Cõi thiêng Yên Tử (2002); Thức với dòng sông (2004); Quảng Ninh, miền đất những kì tích (2004); Hình bóng xưa (2005); Vịnh Hạ Long – hành trình một kì quan (2012).

Sơ đồ tư duy về tác giả Thi Sảnh:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Theo Thi Sảnh, Cõi thiêng Yên Tử, Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Ninh, 2002, tr. 11 – 15)

b. Tóm tắt

Văn bản "Yên Tử, núi thiêng" của Thi Sảnh là một bài ký ngắn, ghi lại những cảm xúc của tác giả khi được đặt chân lên mảnh đất thiêng Yên Tử - "chốn tổ của Phật giáo Việt Nam".

c. Bố cục

- Phần 1 (Từ đầu đến du khách địa phương ): Giới thiệu khái quát về núi Yên Tử.

- Phần 2 (Tiếp theo đến nơi mà mình mơ ước ): Tổng quan về vẻ đẹp đường đến Yên Tử.

- Phần 3 (Tiếp theo đến thành Yên Tử như ngày nay ): Lịch sử dãy núi Yên Tử.

- Phần 4 (Còn lại): Đạo Phật và dãy núi Yên Tử.

d. Thể loại : bút kí

e. Phương thức biểu đạt : Miêu tả kết hợp với biểu cảm.

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

- Cung cấp thông tin cho người đọc về núi thiêng Yên Tử - trung tâm Phật giáo Trúc Lâm có vai trò quan trọng đối với Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra còn mang đến vẻ đẹp thiên nhiên, khẳng định Yên Tử là nơi linh khí hội tụ.

- Qua đó, tác giả đã khơi gợi trong lòng người đọc niềm khao khát được đặt chân đến Yên Tử để tận mắt chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên, khám phá những giá trị lịch sử, văn hóa và trải nghiệm không gian tâm linh thanh tịnh nơi đây.

b. Giá trị nghệ thuật

- Bố cục bài viết chặt chẽ, logic.

- Ngôn từ dễ hiểu, đơn giản.

- Sử dụng hệ thống phương tiện phi ngôn ngữ có hiệu quả cao trong việc truyền đạt nội dung văn bản.

Sơ đồ tư duy về văn bản Yên Tử, núi thiêng:


Cùng chủ đề:

Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân)
Vịnh Hạ Long: Một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ (Theo Thi Sảnh)
Vườn Quốc gia Cúc Phương
Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông
Vụ cải trang bất thành (trích Sơ - Lốc Hôm - Đoi - Lơ)
Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh)
Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) 9
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (trích, Ga - Bri - En Gác - Xi - A Mác - Két)
Đền tháp vẫn ngủ yên (theo Quỳnh Trang)
Đình công và nổi dậy (trích vở kịch Kim tiền - Vi Huyền Đắc)