Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân) — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 9 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Chân trời sáng tạo HK1


Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân)

Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Tuân (1910-1987), ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

- Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.

- Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929).

- Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì đi qua biên giới tới Thái Lan không có giấy phép.

- Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình.

- Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi...

- Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.

- Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.

- Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.

2. Sự nghiệp

a. Tác phẩm chính

- Vang bóng một thời (1940), Tùy bút sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), ...

b. Phong cách nghệ thuật

- Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc.

- Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông":

+ Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mỹ thuật.

+ Trước Cách mạng tháng Tám, ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời.

+ Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội......

+ Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình.

+ Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam.

- Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng:

+ Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân dân đại chúng.

+ Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.

→ Với phong cách rất riêng của mình, có thể nói Nguyễn Tuân chính là hiện thân của cái định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương nghệ thuật phải có phong cách độc đáo, mới lạ.

Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Tuân:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó

- Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).

b. Thể loại

- Tác phẩm Vẻ đẹp sông Đà thuộc thể loại: tùy bút

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

d. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến…lai chữ): Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà.

- Phần 2 (đoạn còn lại): Vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ của sông Đà.

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

- Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiêt tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

b. Giá trị nghệ thuật

- Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm.

- Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị.

- Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn.

- Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa.

Sơ đồ tư duy về văn bản Vẻ đẹp của sông Đà:


Cùng chủ đề:

Từ "Thằng quỷ nhỏ" của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (Trần Văn Toàn)
Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương)
Văn hóa hoa - Cây cảnh (Trần Quốc Vượng)
Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn)
Về truyện "Làng" của Kim Lân (Nguyễn Văn Long)
Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân)
Vịnh Hạ Long: Một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ (Theo Thi Sảnh)
Vườn Quốc gia Cúc Phương
Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông
Vụ cải trang bất thành (trích Sơ - Lốc Hôm - Đoi - Lơ)
Yên Tử, núi thiêng (Thi Sảnh)