Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương) — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 9 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Kết nối tri thức HK1


Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương)

Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Tác giả

1. Tiểu sử

- Hồ Xuân Hương (1772 – 1822), quê ở huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An, nay là tỉnh Nghệ An.

- Tên tuổi Hồ Xuân Hương gắn liền với nhiều bài thơ Nôm được truyền tụng ( Thiếu nữ ngủ ngày, Vịnh cái giếng, Vịnh quả, Vịnh hang Thánh Hóa, Mời trầu, Bánh trôi nước,… ) và tập Lưu hương kí .

- Năm 2021, Hồ Xuân Hương được UNESCO ra nghị quyết vinh danh và kỉ niệm 250 năm ngày sinh của bà.

2. Sự nghiệp

- Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có phong cách rất độc đáo: khác biệt so với thơ ca bác học đương thời, gần gũi với ngôn ngữ và tinh thần thơ ca dân gian, trong đó nổi bật là tính đa nghĩa độc đáo của ngôn ngữ và hình tượng thơ, sự đan cài giữa tiếng nói trữ tình sâu lắng và tiếng cười trào lộng sảng khoái thưởng thấy trong ca dao hài hước hoặc truyện tiếu lâm.

- Thơ Hồ Xuân Hương góp phần quan trọng vào việc hình thành, khẳng định những giá trị nhân văn đặc sắc của văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX. Đó là thái độ phản kháng nam quyền và định kiến xã hội về nữ giới, cảm thông với thân phận người phụ nữ, tôn vinh vẻ đẹp hình thể, phẩm chất và bản lĩnh của họ. Đó còn là tinh thần đề cao tình yêu sự sống tự nhiên, tán đồng và cổ vũ những khát vọng táo bạo, chính đáng của con người.

Sơ đồ tư duy về tác giả Hồ Xuân Hương:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Chùm thơ Tự tình gồm ba bài, kết tinh nhiều nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Theo nhiều tài liệu, bài thơ Tự tình 2 được xem là bài số 2 trong chùm thơ đó.

b. Bố cục

* Có thể phân chia theo 2 cách sau:

- Cách 1:

+ Hai câu đề: Giới thiệu về hình ảnh người vợ lẽ

+ Hai câu thực: Cách giải quyết nỗi tâm tư của người vợ lẽ

+ Hai câu luận: Khát khao tìm đến hạnh phúc của người phụ nữ

+ Hai câu kết: Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ

- Cách 2:

+ Phần 1 (4 câu đầu): thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc

+ Phần 2 (4 câu tiếp): Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn

b. Thể loại

Thất ngôn bát cú

c. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

- Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

- Trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc, vẫn muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra. Sự phản kháng và khát khao ấy ở Hồ Xuân Hương làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.

b. Giá trị nghệ thuật

Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc,...

Sơ đồ tư duy về tác phẩm Tự tình 2:


Cùng chủ đề:

Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
Tình yêu và thù hận (Uy - Li - Am Sếch - Xpia)
Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước" (Vũ Dương Qúy)
Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)
Từ "Thằng quỷ nhỏ" của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (Trần Văn Toàn)
Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương)
Văn hóa hoa - Cây cảnh (Trần Quốc Vượng)
Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn)
Về truyện "Làng" của Kim Lân (Nguyễn Văn Long)
Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân)
Vịnh Hạ Long: Một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ (Theo Thi Sảnh)