Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông) — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 9 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Chân trời sáng tạo HK1


Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)

Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Tác giả

1. Tiểu sử

- Lê Thánh Tông (1442 – 1497), là vị Hoàng đế thứ tư tren danh nghĩa và thứ năm trên thực tế của vương triều Lê Sơ trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1460 đến khi băng hà vào năm 1497, là vị vua tại vị lâu nhất thời Lê Sơ và lâu thứ hai thời Hậu Lê sau Lê Hiển Tông.

2. Sự nghiệp

- Lê Thánh Tông là một nhà thơ và phê bình văn học, vừa sáng tác văn thơ, vừa nghiên cứu, phê bình.

- Năm 1495, ông sáng lập ra Hội Tao đàn, xưng làm Tao đàn Nguyên soái, xướng họa thơ ca cùng Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận và nhiều quần thần khác, tổng cộng 28 người. - Những trước tác của Hội Tao đàn được ghi chép bằng chữ Hán trong bộ sách: Thiên Nam dư hạ tập, Quỳnh Uyển cửu ca, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ súy, Chinh Tây kỷ hành, Cổ Tâm bách vịnh, Châu cơ thắng thưởng, Anh hoa hiếu trị, Cổ kim cung từ thi tập, Xuân vân thi tập…

- Số lượng tác phẩm thi văn chữ Hán của Lê Thánh Tông thực tế có thể còn nhiều hơn, nhưng còn lại đến nay chỉ có khoảng 350 bài.

- Ngoài thơ chữ Hán, Lê Thánh Tông còn có khá nhiều thơ Nôm, tập trung chủ yếu trong Hồng Đức quốc âm thi tập.

Sơ đồ tư duy về tác giả Lê Thánh Tông:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Thánh Tông di thảo (Bản thảo để lại của Thánh Tông), tương truyền là sáng tác của vua Lê Thánh Tông. Theo một số nhà nghiên cứu văn học, nhan đề của tập sách do người đời sau đặt và một số tác phẩm trong tập này có thể được người đời sau thêm vào. Tập sách gồm 19 truyện kí và một truyện phụ lục, viết theo nhiều thể loại khác nhau (truyền kì, ngụ ngôn, tạp kí). Cốt truyện, nhân vật thường dựa trên các sự kiện, câu chuyện trong sử sách, văn liệu hoặc thực tế cuộc sống, nhằm thể hiện nhiều chủ đề, thông điệp khác nhau đề cao tài trị nước, yên dân của nhà vua; đề cao tư tưởng Nho giáo có bài tựa của tác giả và cuối mỗi tác phẩm đều có lời bàn của Sơn Nam Thúc (chưa rõ là ai). Lối xây dựng nhân vật, cách kể chuyện… ở truyện này được xem là một bước phát triển trong văn xuôi chữ Hán ở Việt Nam.

Truyện lạ nhà thuyền chài là một trong 19 tác phẩm trong tập truyện kí nêu trê do Nguyễn Đình Ngô dịch.

b. Tóm tắt

Truyện lạ nhà thuyền chài kể về cuộc sống của một gia đình thuyền chài trên biển. Truyện tập trung vào cuộc sống của nhân vật chính là Thúc Ngư. Thúc Ngư – một người dân nghèo, lấy vợ là Ngọa Vân – người có dòng dõi hải tiên, bí ẩn, tài năng. Cả nhà luôn cố gắng làm việc chăm chỉ để nuôi gia đình. Ngọa Vân giúp Thúc Ngư trở thành một ngư dân giàu có và thành công. Một ngày, nước biển dâng cao, Ngọa Vân phải biến thành cá to, dài để che chắn ngọn nước. Nhờ đó mà gia đình tai qua nạn khỏi. Tuy nhiên, Ngọa Vân đã lộ thân phận bí ẩn của bản thân. Vậy nên, nàng đã rời xa Thúc Ngư và bố mẹ chồng để đảm bảo bình yên cho họ.

c. Bố cục

- Phần 1 (Từ đầu đến phần con): Giới thiệu về gia cảnh đôi vợ chồng.

- Phần 2 (Tiếp theo đến…thế nào cũng mặc): quan niệm khác nhau về học hành giữa hai cha con.

- Phần 3 (Tiếp theo đến…vẻ gì khác cả): cuộc hội thoại giữa hai vợ chồng.

- Phần còn lại: Ngọa Vân từ biệt gia đình Thúc Ngư.

d. Thể loại: Truyện kí.

e. Phương thức biểu đạt: Tự sự kế hợp miêu tả

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Truyện lạ nhà thuyền chài kể về cuộc sống của một gia đình thuyền chài trên biển. Truyện tập trung vào cuộc sống của nhân vật chính là Thúc Ngư. Qua câu chuyện nhấn mạnh về tình yêu và sự đoàn kết trong gia đình, truyền đạt thông điệp về sự kiên nhẫn và lòng yêu thương gia đình trong cuộc sống.

b. Giá trị nghệ thuật

- Truyện viết bằng chữ Hán.

- Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật thành công.

Sơ đồ tư duy về tác phẩm Truyện lạ nhà thuyền chài:


Cùng chủ đề:

Tì bà hành (Bạch Cư Dị)
Tình cảnh lẻ loi của ngời chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn)
Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
Tình yêu và thù hận (Uy - Li - Am Sếch - Xpia)
Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước" (Vũ Dương Qúy)
Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)
Từ "Thằng quỷ nhỏ" của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (Trần Văn Toàn)
Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương)
Văn hóa hoa - Cây cảnh (Trần Quốc Vượng)
Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn)
Về truyện "Làng" của Kim Lân (Nguyễn Văn Long)