Tì bà hành (Bạch Cư Dị) — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 9 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị


Tì bà hành (Bạch Cư Dị)

Tì bà hành (Bạch Cư Dị) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Tác giả

1. Tiểu sử

- Bạch Cư Dị (772 – 846), là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường.

- Tổ tien ông là người gốc Thái Nguyên, Sơn Tây, sau di cư tới huyện Vị Nam, Thiểm Tây.

- Năm 15 tuổi, ông đã bắt đầu làm thơ, thuở nhỏ nhà nghèo, ở thôn quê, đã am tường nỗi vất vả của người lao động.

- Năm Trinh Nguyên thứ 16 (năm 800), ông thi đỗ tiến sĩ được bổ làm quan trong triều, giữ chức Tả thập di. Do mâu thuẫn với tể tướng Lý Lâm Phủ, ông chuyển sang làm Hộ Tào tham quân ở Kinh Triệu.

- Năm Nguyên Hòa thứ 10 (năm 815), do hạch tội việc tể tướng Vũ Nguyên Hành bị hành thích và ngự sử Bùi Độ bị hành hung, nhóm quyền thần cho là ông vượt qua quyền hạn, đày làm Tư mã Giang Châu. Giai đoạn từ 822 tới năm 824 làm Thứ sử Hàng Châu, năm 825 tới năm 826 làm Thứ sử Tô Châu, sau được triệu về kinh làm Thái Tử Thiếu phó.

- Năm Hội Xương thứ 2 (842) về hưu với hàm Thượng thư bộ Hình, sau mất tại Hương Sơn, Lạc Dương.

2. Sự nghiệp

- Thơ ông mang đậm tính hiện thực, lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng kín đáo.

- Thơ ông thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Ông hòa đồng cùng dân chúng, không coi việc làm quan của mình là gì, mà thấy mình cũng bị cuộc đời làm cho bảy nổi ba chìm chẳng khác gì người đời. Ông thông cảm với những thân gái chịu bao tập tục hủ bại và cảnh nghèo túng mặc dù sắc đẹp thì chẳng thua ai.

- Ông chủ trương thơ ca phải giản dị để dân chúng đều hiểu được. Không những thế, tình cảm, tư tưởng phải giàu tính nhân dân, nói được nỗi lòng của mọi người trước thế sự, phản ánh nỗi thống khổ của nhân dân Trung Quốc đương thời nên gây được cảm xúc mạnh.

- Ngoài ra ông còn làm một số bài thơ về thiên nhiên, nhàn tản. Lối nói u hoài, vương một nỗi buồn riêng kín đáo. Ông thích đàm đạo về thiền, về Lão Trang, cũng như là biểu hiện trốn đời, sau khi đã quá ngán về nhân tình thế thái. Ông để lại khoảng trên 2800 bài thơ.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Trường hận ca, Tì bà hành, Trường tương tư, Hoa phi hoa, Đại Lâm tự đào hoa…

Sơ đồ tư duy về văn bản Tì bà hành:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Tì bà hành là một bài thơ dài 616 chữ thuộc thể loại thất ngôn trường thiên của Bạch Cư Dị, một trong những thi nhân nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc sống vào thời nhà Đường. Bài thơ được sáng tác vào năm Nguyên Hòa thứ 11 đời Đường Hiến Tông (tức năm 816).

b. Bố cục:

- Phần 1 (Câu 1 – 8): cuộc đưa tiễn bạn buồn lưu luyến giữa một đêm trăng thu hiu hắt trên bến Tầm Dương.

- Phần 2 (Câu 9 – 40): Gặp ca nữ và nghe nàng đàn.

- Phần 3 (Câu 77 – 88): Ca nữ đàn lần thứ hai, tiệc hoa đầy lệ.

c. Thể loại: thất ngôn trường thiên

d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

- Thông qua việc miêu tả kỹ nghệ tấu đàn cao siêu cùng cuộc đời truân chuyên của người con gái ca kĩ, tác giả đã phơi trần sự mục nát của quan lại trong xã hội phong kiến, sự suy thoái về sinh kế của nhân dân và sự chôn vùi của tài năng.

- Bài thơ biểu đạt sự đồng tình và lòng cảm thương sâu sắc của thi nhân đối với người con gái chơi tỳ bà, nhưng cũng đồng thời biểu đạt tâm trạng phẫn uất của ông khi bị giáng chức

b. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp tài tình giữa tả cảnh và tả tình, giữa trữ tình và tự sự, giữa thơ và nhạc, Bạch Cư Dị đã sáng tạo nên một kiệt tác nghệ thuật, đã làm sống dậy một bản đàn bạc mệnh thật ấn tượng.

- Thành công xuất sắc của bài thơ là nghệ thuật miêu tả tiếng đàn. Bằng ngôn ngữ, nhà thơ đã tạo nên một khúc nhạc đầy gợi cảm, đầy tâm trạng, mượn nỗi lòng của giai nhân qua tiếng tì bà mà nói lên tâm trạng của mình, gửi gắm theo đó là những đắng cay, thăng trầm đầy đau khổ của một con người phải trải qua trong cuộc đời.

Sơ đồ tư duy về bài thơ Tì bà hành:


Cùng chủ đề:

Thơ ca (Ra - Xun Gam - Za - Tốp)
Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du)
Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ)
Tiếng đàn giải oan
Tiếng đàn mưa (Bích Khê)
Tì bà hành (Bạch Cư Dị)
Tình cảnh lẻ loi của ngời chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn)
Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
Tình yêu và thù hận (Uy - Li - Am Sếch - Xpia)
Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước" (Vũ Dương Qúy)
Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)