Tình cảnh lẻ loi của ngời chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn) — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 9 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Cánh Diều HK1


Tình cảnh lẻ loi của ngời chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn)

Tình cảnh lẻ loi của ngời chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Tác giả

1. Tiểu sử

- Đặng Trần Côn (chưa rõ năm sinh, năm mất), sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, quê ở làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, Hà Nội (nay là quận Thanh Xuân – Hà Nội)

- Là người thông minh, học giỏi

2. Sự nghiệp

- Đầu thời Cảnh Hưng (1740 – 1786), ông được làm Huấn đạo một huyện, sau được đặt tên là Tri huyện Tri huyện Thanh Oai, thành phố Sơn Tây.

- Cho đến cuối đời ông chỉ làm đến chức Ngự sử đài Chiếu khám sau đó nghỉ hưu và dạy học tại nhà ông Nguyễn Đình Kỷ ở làng Hạ Đình.

- Tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm và các bài thơ, phú chữ Hán tả cảnh thiên nhiên…

Sơ đồ tư duy về tác giả Đặng Trần Côn:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Đầu đời Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình phải cất quân đánh giặc. Trai tráng phải đi ra trận. Cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là với người vợ lính, Đặng Trần Côn đã viết “Chinh phụ ngâm”.

b. Bố cục

- Phần 1: 8 câu đầu

- Phần 2: 8 câu tiếp theo

- Phần 3: 8 câu cuối

c. Thể loại

- Nguyên tác chữ Hán, là thể ngâm khúc; thể thơ trường đoản cú (câu dài ngắn khác nhau), gồm 467 câu thơ

- Bản diễn Nôm theo thể ngâm khúc; thể thơ song thất lục bát.

d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

- Bằng sự đồng cảm và chia sẻ nỗi niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ, tác giả khẳng định được giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc của khúc ngâm.

- Đồng thời gián tiếp phê phán chiến tranh phong kiến chia rẽ tình cảm gia đình, gây nên bao tấn bi kịch tinh thần cho con người.

b. Giá trị nghệ thuật

- Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc.

- Tiếng nói độc thoại hấp dẫn lòng người vì giá trị nhân văn cao cả.

- Xây dựng hình tượng nhân vật, cử chỉ hành động, qua các điệp ngữ, điệp từ, ẩn dụ tượng trưng và câu hỏi tu từ…

Sơ đồ tư duy về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:


Cùng chủ đề:

Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du)
Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ)
Tiếng đàn giải oan
Tiếng đàn mưa (Bích Khê)
Tì bà hành (Bạch Cư Dị)
Tình cảnh lẻ loi của ngời chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn)
Tình sông núi (Trần Mai Ninh)
Tình yêu và thù hận (Uy - Li - Am Sếch - Xpia)
Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước" (Vũ Dương Qúy)
Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông)
Từ "Thằng quỷ nhỏ" của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (Trần Văn Toàn)