Yêu lắm ca dao ơi! — Không quảng cáo

Nghị luận văn học


Yêu lắm ca dao ơi!

Không ít thì nhiều ai chẳng thuộc một vài câu ca dao. Cứ thế, từ đời này truyền sang đời khác, ca dao đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu được trong đời sống tinh thần tình cảm của nhân dân ta. Người Việt Nam ta cần ca dao như đứa trẻ cần sữa mẹ để lớn khôn, như cây cối cần ánh nắng mặt trời để đâm chồi nảy lộc, như con sông cần nước để thành dòng chảy với đôi bờ thương nhớ.

Không biết tự bao giờ, ca dao đã trở thành dòng suối ngọt ngào tưới mát tâm hồn bao thế hệ người Việt Nam ta. Không ít thì nhiều ai chẳng thuộc một vài câu ca dao. Cứ thế, từ đời này truyền sang đời khác, ca dao đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu được trong đời sống tinh thần tình cảm của nhân dân ta. Người Việt Nam ta cần ca dao như đứa trẻ cần sữa mẹ để lớn khôn, như cây cối cần ánh nắng mặt trời để đâm chồi nảy lộc, như con sông cần nước để thành dòng chảy với đôi bờ thương nhớ.

Cũng như mọi người Việt Nam khác, tôi yêu ca dao lắm!

Từ thuở còn nằm trong nôi tôi đã được nghe bà, nghe mẹ hát ru bằng những câu ca dao . Có lẽ ca dao đã đi vào tiềm thức tôi từ ngày ấy và tình yêu ca dao trong tôi cũng chớm nở từ ngày ấy. Tôi lớn dần theo năm tháng, tình yêu ca dao trong tôi cũng nhiều thêm lên.

Tôi yêu ca dao lắm lắm! Có ngòi bút nào diễn tả được hết tình yêu của tôi?

Có lúc nó tràn đầy khao khát như chính lỗi khát khao của cô gái nào mong gặp người yêu:

Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yểm cho chàng sang chơi

Rồi có lúc lại trào dâng cồn cào như chính cái nỗi nhớ thương dâng trào đến da diết của đôi trai gái ngóng trông nhau:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm

Tôi yêu đến say mê, rạo rực những câu ca dao sâu lắng và tình tứ:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

Thương mến làm sao những câu ca giản dị, mộc mạc và thấm đượm cái tình người:

Hôm qua anh đến chơi nhà

Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường

Thấy em nằm đất anh thương

Anh ra Kẻ Chạ sắm giường tám thang

Đọc xong rồi mà vẫn thấy dư vị ngọt ngào của nó chơi vơi nơi đầu lưỡi.

Ca dao đưa tôi đến một miền đất chan chứa tình.

Trước tiên, đó là cái tình quê, tình đất, tình người:

Làng ta phong cảnh hữu tình

Dân cư giang khúc như hình con long

Phong cảnh quê hương đất nước đẹp như tranh ai mà không yêu mến.

Bước qua mảnh đất tình quê, tôi đến với mảnh đất của tình mẹ cha nồng ấm:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Rồi tình yêu lứa đôi gắn bó:

Rủ nhau xuống bể mò cua

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng

Em ơi chua ngọt đã từng

Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau

Và tình bạn đẹp như trong mơ:

Ra đi mà gặp bạn quen

Cũng bằng tắm nước hồ sen giữa chùa

Ra đi mà gặp bạn hiền

Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời

Ca dao đánh thức trong tôi bao nỗi niềm cảm thông, thương xót, trắc ẩn.

Một tiếng kêu cứu của con cò để lại trong tôi không ít bùi ngùi, xót xa!

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Một lời thở than cùng đủ làm nên một tâm trạng:

Gió đưa cây cải về trời

Rau răm ở lại chịu đời đắng cay

Tôi yêu ca dao bởi vì ca dao đẹp quá!

Những câu ca dao đầy nhạc, đầy thơ như rót men say vào lòng tôi:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Chấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ

Những từ ngữ gợi cảm của ca dao gợi trong tôi bao cảm xúc, nỗi niềm:

Con cò đậu cọc bờ ao

Ăn sung sung chát, ăn đào đào chua

Cách dùng từ độc đáo trong ca dao khiến tôi xiết bao thú vị:

Trẻ chai bạn trẻ, già choang bạn già

Thế đấy! Ca dao là như thế đấy! Làm sao ta lại không yêu, không quý, không nhớ, không thương? Và càng yêu quý, ta càng nên phải biết trân trọng và giữ gìn.


Cùng chủ đề:

Viết đoạn văn triển khai luận điểm: Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn vẽ nên bức tranh cuộc sống xa hoa hưởng lạc, thái độ vô trách nhiệm biến thành lòng lang dạ thú của quan lại cầm quyền trong xã h
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp quê hương đất nước sau bài ca dao "Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người"
Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu về câu tục ngữ “Cái răng , cái tóc là góc con người ”
Xung đột trong đoạn trích: Nỗi oan hại chồng (Trích Quan Âm Thị Kính)
Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn
Yêu lắm ca dao ơi!
Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh
Đoàn kết là một truyền thống tổt đẹp của dân tộc ta. Em hãy chứng minh vấn đề đó qua việc tìm hiểu ý nghĩa câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. ”
Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
“Một quyển sách tốt là một người bạn hiền ” (La Rochefoucault). Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên
“Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần l