Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 131 SGK Toán 4
Bài 1: Tính.
Bài 1
Tính:
a) \(\dfrac{8}{3}-\dfrac{5}{3}\); b) \(\dfrac{16}{5}-\dfrac{9}{5}\) c) \(\dfrac{21}{8}-\dfrac{3}{8}\)
Phương pháp giải:
Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.
Lời giải chi tiết:
a) \(\dfrac{8}{3}-\dfrac{5}{3}= \dfrac{8-5}{3}=\dfrac{3}{3}=1\)
b) \(\dfrac{16}{5}-\dfrac{9}{5}= \dfrac{16-9}{5}=\dfrac{7}{5}\)
c) \(\dfrac{21}{8}-\dfrac{3}{8}= \dfrac{21-3}{8}= \dfrac{18}{8}=\dfrac{9}{4}\)
Bài 2
Tính:
a) \(\dfrac{3}{4}-\dfrac{2}{7}\); b) \(\dfrac{3}{8}-\dfrac{5}{16}\);
c) \(\dfrac{7}{5}-\dfrac{2}{3}\) d) \(\dfrac{31}{36}-\dfrac{5}{6}\)
Phương pháp giải:
Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số của hai phân số, rồi trừ hai phân số đó.
Lời giải chi tiết:
a) \(\dfrac{3}{4}-\dfrac{2}{7} = \dfrac{21}{28}- \dfrac{8}{28}= \dfrac{13}{28}\)
b) \(\dfrac{3}{8}-\dfrac{5}{16}= \dfrac{6}{16}-\dfrac{5}{16}= \dfrac{1}{16}\)
c) \(\dfrac{7}{5}-\dfrac{2}{3}= \dfrac{21}{15}-\dfrac{10}{15}= \dfrac{11}{15}\)
d) \(\dfrac{31}{36}-\dfrac{5}{6}= \dfrac{31}{36}-\dfrac{30}{36}= \dfrac{1}{36}\)
Bài 3
Tính (theo mẫu) :
Mẫu: \(2-\dfrac{3}{4}= \dfrac{8}{4}-\dfrac{3}{4}= \dfrac{5}{4}\)
a) \(2-\dfrac{3}{2}\); b) \(5-\dfrac{14}{3}\); c) \(\dfrac{37}{12}- 3\)
Phương pháp giải:
Viết số tự nhiên dưới dạng phân số thích hợp rồi thực hiện phép trừ hai trừ hai phân số như thông thường.
Lời giải chi tiết:
a) \(2-\dfrac{3}{2}= \dfrac{4}{2}-\dfrac{3}{2}= \dfrac{1}{2}\)
b) \(5-\dfrac{14}{3}= \dfrac{15}{3}-\dfrac{14}{3}= \dfrac{1}{3}\)
c) \(\dfrac{37}{12}- 3= \dfrac{37}{12}-\dfrac{36}{12}=\dfrac{1}{12}\)
Bài 4
Rút gọn rồi tính :
a) \(\dfrac{3}{15}-\dfrac{5}{35}\); b) \(\dfrac{18}{27}-\dfrac{2}{6}\);
c) \(\dfrac{15}{25}-\dfrac{3}{21}\); d) \(\dfrac{24}{36}-\dfrac{6}{12}\)
Phương pháp giải:
Rút gọn các phân số thành phân số tối giản (nếu được), sau đó thực hiện phép trừ hai phân số như thông thường.
Lời giải chi tiết:
a) \(\dfrac{3}{15}-\dfrac{5}{35}= \dfrac{1}{5}-\dfrac{1}{7}=\dfrac{7}{35}-\dfrac{5}{35}\)\(=\dfrac{2}{35}\)
b) \(\dfrac{18}{27}-\dfrac{2}{6}= \dfrac{2}{3}-\dfrac{1}{3}=\dfrac{1}{3}\)
c) \(\dfrac{15}{25}-\dfrac{3}{21}= \dfrac{3}{5}-\dfrac{1}{7}=\dfrac{21}{35}-\dfrac{5}{35}\)\(=\dfrac{16}{35}\)
d) \(\dfrac{24}{36}-\dfrac{6}{12}= \dfrac{2}{3}-\dfrac{1}{2}= \dfrac{4}{6}-\dfrac{3}{6}\)\(=\dfrac{1}{6}\)
Bài 5
Trong một ngày thời gian để học và ngủ của bạn Nam là \( \dfrac{5}{8}\) ngày, trong đó thời gian học của Nam là \( \dfrac{1}{4}\) ngày. Hỏi thời gian ngủ của bạn Nam là bao nhiêu phần của một ngày ?
Phương pháp giải:
Thời gian ngủ của bạn Nam trong một ngày \(=\) thời gian để học và ngủ của Nam \(-\) thời gian học của Nam.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Thời gian học và ngủ: \( \dfrac{5}{8}\) ngày
Thời gian học: \( \dfrac{1}{4}\) ngày
Thời gian ngủ: .... ngày?
Bài giải
Thời gian ngủ của bạn Nam trong một ngày chiếm số phần của một ngày là:
\(\dfrac{5}{8}-\dfrac{1}{4}=\dfrac{3}{8}\) (ngày)
Đáp số: \( \dfrac{3}{8}\) ngày.