Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 149 SGK Toán 4
Bài 1: Viết tỉ số của a và b.
Bài 1
Viết tỉ số của a và b, biết:
a) a = 3 b) a = 5m
b = 4 b = 7m
c) a = 12kg d) a = 6\(l\)
b = 3kg b = 8\(l\)
Phương pháp giải:
Tỉ số của a và b là: \(a:b\) hay \(\dfrac{a}{b}\) (\(b\) khác \(0\)).
Lời giải chi tiết:
a) Tỉ số của 3 và 4 là: \(3:4\) hay \(\dfrac{3}{4}\).
b) Tỉ số của 5m và 7m là: \( 5:7\) hay \(\dfrac{5}{7}\).
c) Tỉ số của 12kg và 3kg là : \( 12:3\) hay \(\dfrac{12}{3}\)
d) Tỉ số của 6\(l\) và 8\(l\) là: \( 6:8\) hay \(\dfrac{6}{8}\)
Bài 2
Viết số thích hợp vào ô trống
Tổng hai số |
72 |
120 |
45 |
Tỉ số của hai số |
\(\dfrac{1}{5}\) |
\(\dfrac{1}{7}\) |
\(\dfrac{2}{3}\) |
Số bé |
|||
Số lớn |
Phương pháp giải:
1. Tìm tổng số phần bằng nhau và tìm giá trị của 1 phần.
2. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).
3. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé, …).
Lời giải chi tiết:
+) Cột thứ hai:
Coi số bé gồm 1 phần thì số lớn gồm 5 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 5 = 6 (phần)
Số bé là:
72 : 6 × 1 = 12
Số lớn là:
72 – 12 = 60
+) Cột thứ ba:
Coi số bé gồm 1 phần thì số lớn gồm 7 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 7 = 8 (phần)
Số bé là:
120 : 8 × 1 = 15
Số lớn là:
120 – 15 = 105
+) Cột thứ tư:
Coi số bé gồm 2 phần bằng nhau thì số lớn gồm 3 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Số bé là:
45 : 5 × 2 = 18
Số lớn là:
45 – 18 = 27
Ta có bảng kết quả chung như sau:
Tổng hai số |
72 |
120 |
45 |
Tỉ số của hai số |
\(\dfrac{1}{5}\) |
\(\dfrac{1}{7}\) |
\(\dfrac{2}{3}\) |
Số bé |
12 |
15 |
18 |
Số lớn |
60 |
105 |
27 |
Bài 3
Hai số có tổng bằng 1080. Tìm hai số đó, biết rằng nếu gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai.
Phương pháp giải:
1. Vẽ sơ đồ
2. Tìm tổng số phần bằng nhau và giá trị của 1 phần.
3. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).
4. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé, …).
Lời giải chi tiết:
Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng \(\dfrac{1}{7}\) số thứ hai.
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
1 + 7 = 8 (phần)
Số thứ nhất là:
1080 : 8 × 1 = 135
Số thứ hai là:
1080 – 135 = 945
Đáp số: Số thứ nhất: 135
Số thứ hai: 945.
Bài 4
Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 125m, chiều rộng bằng \(\dfrac{2}{3}\) chiều dài. Tìm chiều dài, chiều rộng của hình đó.
Phương pháp giải:
1. Vẽ sơ đồ
2. Tìm tổng số phần bằng nhau và giá trị của 1 phần.
3. Tìm số bé (lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé).
4. Tìm số lớn (lấy tổng hai số trừ đi số bé, …).
Lời giải chi tiết:
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
125 : 5 × 2 = 50 (m)
Chiều dài hình chữ nhật là:
125 – 50 = 75 (m)
Đáp số: Chiều rộng: 50m;
Chiều dài: 75m.
Bài 5
Một hình chữ nhật có chu vi là 64m, chiều rộng ngắn hơn chiều dài 8m. Tìm chiều dài, chiều rộng của hình đó.
Phương pháp giải:
- Tìm nửa chu vi = chu vi : 2
- Tìm chiều dài, chiều rộng theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2; Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2
Lời giải chi tiết:
Nửa chu vi hình chữ nhật :
64 : 2 = 32 (m)
Ta có sơ đồ:
Chiều dài hình chữ nhật :
(32 + 8) : 2 = 20 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật :
20 – 8 = 12 (m)
Đáp số: Chiều rộng: 12m;
Chiều dài: 20m.