Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 160, 161 SGK Toán 4 — Không quảng cáo

Giải toán 4, giải bài tập toán 4, để học tốt Toán 4 đầy đủ số học và hình học CHƯƠNG VI. ÔN TẬP


Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 160, 161 SGK Toán 4

Bài 1: Viết theo mẫu.

Bài 1

Viết theo mẫu:

Phương pháp giải:

Để đọc hoặc viết các số tự nhiên ta đọc hoặc viết từ hàng cao tới hàng thấp, hay từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

Bài 2

Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu):

1763; 5794; 20 292; 190 909

Mẫu:       1763 = 1000 + 700 + 60 + 3

Phương pháp giải:

Xác định xem các chữ số thuộc hàng nào rồi viết số thành tổng.

Lời giải chi tiết:

5794 = 5000 + 700 + 90 + 4

20 292 = 20 000 + 200 + 90 + 2

190 909 = 100 000 + 90 000 + 900 + 9

Bài 3

a) Đọc các số sau và nêu rõ chữ số 5 trong mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào:

67 358 ; 851 904; 3 205 700; 195 080 126.

b) Nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số sau:

103; 1379; 8932; 13 064; 3 265 910.

Phương pháp giải:

- Để đọc các số tự nhiên ta đọc từ hàng cao tới hàng thấp, hay từ trái sang phải.

- Lớp đơn vị gồm hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.

- Lớp nghìn gồm hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.

- Lớp triệu gồm hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.

Lời giải chi tiết:

a) 67 358 đọc là: Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám.

Chữ số 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị.

+) 851 904 đọc là: Tám trăm năm mươi mốt nghìn chín trăm linh tư.

Chữ số 5 thuộc hàng chục nghìn, lớp nghìn.

+) 3 205 700 đọc là Ba triệu hai trăm linh năm nghìn bảy trăm.

Chữ số 5 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn.

+) 195 080 126 đọc là: Một trăm chín mươi lăm triệu không trăm tám mươi nghìn một trăm hai mươi sáu.

Chữ số 5 thuộc hàng triệu, lớp triệu.

b) Chữ số 3 trong số 103 thuộc hàng đơn vị nên có giá trị là 3.

Chữ số 3 trong số 1379 thuộc hàng trăm nên có giá trị là 300.

Chữ số 3 trong số 8932 thuộc hàng chục nên có giá trị là 30.

Chữ số 3 trong số 13 064 thuộc hàng nghìn  nên có giá trị là 3000.

Chữ số 3 trong số 3 265 910 thuộc hàng triệu nên có giá trị là 3 000 000.

Bài 4

a) Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau mấy đơn vị ?

b) Số tự nhiên bé nhất là số nào ?

c) Có số tự nhiên lớn nhất không ? Vì sao ?

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về dãy số tự nhiên.

Lời giải chi tiết:

a) Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau 1 đơn vị.

b) Số tự nhiên bé nhất là số 0.

c) Không có số tự nhiên nào lớn nhất, vì thêm 1 vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên liền sau số đó.

Bài 5

Viết số thích hợp để có:

a) Ba số tự nhiên liên tiếp:

67 ; ...; 69.                            798; 799;...                        ...; 1000; 1001.

b) Ba số chẵn liên tiếp:

8; 10; ...                               98; ...;102.                          ... ;1000; 1002

c) Ba số lẻ liên tiếp:

51; 53; ...                              199 ;...; 203.                      ...; 999; 1001

Phương pháp giải:

- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.

- Hai số chẵn (hoặc hai số lẻ) liên tiếp hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị.

Lời giải chi tiết:

a) 67; 68; 69                        798; 799; 800                999; 1000; 1001

b) 8; 10; 12                           98; 100; 102                  998; 1000; 1002

c) 51; 53; 55                         199; 201; 203                997; 999; 1001


Cùng chủ đề:

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 133 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 138 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 138, 139 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 149 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 153 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 160, 161 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 161 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 161, 162 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 162, 163 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 163 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 164 SGK Toán 4