Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 164 SGK Toán 4
Bài 1: Tính các giá trị của các biểu thức: m + n; m - n; m x n; m : n...
Bài 1
Tính các giá trị của các biểu thức: m + n; m - n; m × n; m : n, với:
a) m = 952, n = 28 b) m = 2006, n = 17.
Phương pháp giải:
Thay giá trị của m, n vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị biểu thức đó.
Lời giải chi tiết:
a) Nếu m = 952, n = 28 thì:
m + n = 952 + 28 = 980 ; m – n = 952 – 28 = 924
m × n = 952 × 28 = 26656 ; m : n = 952 : 28 = 34
b) Nếu m = 2006, n = 17 thì :
m + n = 2006 + 17 = 2023 ; m – n = 2006 – 17 = 1989
m × n = 2006 × 17 = 34102 ; m : n = 2006 : 17 = 118
Bài 2
Tính:
a) 12054 : (15 + 67)
29150 – 136 × 201
b) 9700 : 100 + 36 × 12
(160 × 5 – 25 × 4) : 4
Phương pháp giải:
- Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Biểu thức có phép tính cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia thì ta thực hiện phép tính nhân, phép chia trước, phép tính cộng, trừ sau.
Lời giải chi tiết:
a) 12054 : (15 + 67) = 12054 : 82
= 147
29150 – 136 × 201 = 29150 – 27336
= 1814
b) 9700 : 100 + 36 × 12 = 97 + 432
= 529
(160 × 5 – 25 × 4 ) : 4 = (800 – 100) : 4
= 700 : 4
= 175
Bài 3
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 36 × 25 × 4
18 × 24 : 9
41 × 2 × 8 × 5
b) 108 × (23 + 7)
215 × 86 + 215 × 14
53 × 128 – 43 × 128
Phương pháp giải:
- Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân để nhóm các số có tích là số tròn chục, tròn trăm ...
- Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng: a × (b + c) = a × b + a × c.
- Áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu: a × (b – c) = a × b – a × c.
Lời giải chi tiết:
a) 36 × 25 × 4 = 36 × (25 × 4)
= 36 × 100
= 3600
18 × 24 : 9 = (18 : 9) × 24
= 2 × 24
= 48
41 × 2 × 8 × 5 = (41 × 8) × (2 × 5)
= 328 × 10
= 3280
b) 108 × (23 + 7) = 108 × 30
= 3240
215 × 86 + 215 × 14 = 215 × (86 + 14)
= 215 × 100
= 21500
53 × 128 – 43 × 128 = (53 – 43) × 128
= 10 × 128
= 1280
Bài 4
Một cửa hàng tuần đầu bán được 319m vải, tuần sau bán được nhiều hơn tuần đầu 76m. Hỏi trong hai tuần đó, trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải, biết rằng cửa hàng mở cửa tất cả các ngày trong tuần ?
Phương pháp giải:
- Tính số vải bán được trong tuần thứ hai ta lấy số vải bán trong tuần thứ nhất cộng với 76m.
- Tính số ngày trong 2 tuần.
- Tính số vải trung bình mỗi ngày bán được ta lấy số vải bán được trong cả hai tuần chia cho số ngày trong 2 tuần.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Tuần đầu: 319m vải
Tuần sau: nhiều hơn tuần đầu 76m
Trung bình mỗi ngày: ....m?
Bài giải
Tuần sau cửa hàng bán được số mét vải là:
319 + 76 = 395 (m)
Số ngày cửa hàng mở cửa trong hai tuần là:
7 \(\times\) 2 = 14 (ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:
(319 + 395) : 14 = 51 (m)
Đáp số: 51m vải.
Bài 5
Một hộp bánh giá 24000 đồng và một chai sữa giá 9800 đồng. Sau khi mua 2 hộp bánh và 6 chai sữa, mẹ còn lại 93 200 đồng. Hỏi lúc đầu mẹ có bao nhiêu tiền ?
Phương pháp giải:
- Số tiền mua 2 hộp bánh = số tiền mua 1 hộp bánh × 2.
- Số tiền mua 6 chai sữa = số tiền mua 1 chai sữa × 6.
- Tính tổng số tiền mua 2 hộp bánh và 6 chai sữa.
- Số tiền lúc đầu mẹ có = số tiền mua 2 hộp bánh và 6 chai sữa + số tiền còn lại của mẹ.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
1 hộp bánh: 24000 đồng
1 chai sữa: 9800 đồng
Mua 2 hộp bánh và 6 chai sữa: còn lại 93200 đồng
Ban đầu: ... đồng?
Bài giải
Số tiền mua hai hộp bánh là:
24 000 × 2 = 48 000 (đồng)
Số tiền mua 6 chai sữa là:
9800 × 6 = 58 800 (đồng)
Mua 2 hộp bánh và 6 chai sữa hết số tiền là:
48 000 + 58 800 = 106 800 (đồng)
Số tiền mẹ có lúc đầu là:
93 200 + 106 800 = 200 000 (đồng)
Đáp số: 200 000 đồng.