Processing math: 28%

Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 75 SGK Toán 4 — Không quảng cáo

Giải toán 4, giải bài tập toán 4, để học tốt Toán 4 đầy đủ số học và hình học CHƯƠNG II. BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC


Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 75 SGK Toán 4

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Bài 1

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 10 kg = … yến                                     100kg = … tạ

50 kg = … yến                                     300kg = … tạ

80kg = … yến                                      1200kg = ... tạ

b) 1000kg = … tấn                                   10 tạ = … tấn

8000kg = … tấn                                   30 tạ = … tấn

15 000kg = … tấn                                200 tạ = … tấn

c) 100cm 2 = … dm 2 100dm 2 = … m 2

800cm 2 = … dm 2 900dm 2 = … m 2

1700cm 2 = … dm 2 1000dm 2 = … m 2

Phương pháp giải:

Áp dụng các cách chuyển đổi:

1 yến = 10kg  ;                      1 tạ = 100kg

1 tấn = 1000kg ;                   1 tấn = 10 tạ

1dm 2 = 100cm 2 ;                  1m 2 = 100dm 2

Lời giải chi tiết:

a)      10kg = 1 yến                                   100kg = 1 tạ

50kg = 5  yến                                  300kg = 3 tạ

80kg = 8 yến                                   1200kg = 12 tạ

b)      1000kg = 1 tấn                                10 tạ = 1 tấn

8000kg = 8 tấn                                30 tạ = 3 tấn

15 000kg = 15 tấn                           200 tạ = 20 tấn

c)      100cm 2 = 1dm 2 100dm 2 = 1m 2

800cm 2 = 8dm 2 900dm 2 = 9m 2

1700cm 2 = 17dm 2 1000dm 2 = 10m 2

Bài 2

Tính:

a)  268×235                       b)  475×205                     c)  45×12+8

324×250                            309×207                           45×(12+8)

Phương pháp giải:

- Thực hiện phép nhân hai số tự nhiên theo các quy tắc đã học.

- Biểu thức có phép nhân và phép cộng thì tính phép nhân trước, tính phép cộng sau.

- Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Lời giải chi tiết:

a) 268×235=62980;                324×250=81000

b) 475×205=97375;                309×207=63963

c)  45×12+8 =540+8=548 ;

45×(12+8) =45×20=900.

Bài 3

Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a)   2×39×5;

b)   302×16+302×4;

c)   769 \times 85 \,– 769 \times 75.

Phương pháp giải:

a) Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để nhóm 2 và 5 lại thành 1 tích rồi nhân với 39.

b) Áp dụng công thức:   a \times b + a \times c = a \times (b+c).

c) Áp dụng công thức: a \times b - a \times c = a \times (b-c).

Lời giải chi tiết:

a) 2 \times 39 \times 5

= 39 \times (2 \times 5)

= 39 \times 10 = 390

b) 302 \times 16 + 302 \times 4

= 302 \times (16 +4)

= 302 \times 20 = 6040

c) 769 \times 85 \,– 769 \times 75

= 769 \times (85\, – 75)

= 769 \times 10 = 7690

Bài 4

Hai vòi nước cùng bắt đầu chảy vào một bể. Vòi thứ nhất mỗi phút chảy được 25l nước. Vòi thứ hai mỗi phút chảy được 15l nước. Hỏi sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi đó chảy vào bể được bao nhiêu lít nước ?

Phương pháp giải:

Cách 1:

- Đổi: 1 giờ 15 phút = 75 phút.

- Tính số lít nước cả hai vòi cùng chảy vào bể trong 1 phút.

- Tính số lít nước cả hai vòi cùng chảy vào bể trong 75 phút.

Cách 2:

- Đổi: 1 giờ 15 phút = 75 phút.

- Tính số lít nước vòi thứ nhất chảy vào bể trong 75 phút.

- Tính số lít nước vòi thứ hai chảy vào bể trong 75 phút.

- Tính số lít nước cả hai vòi cùng chảy vào bể trong 75 phút.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Vòi thứ nhất mỗi phút: 25 lít

Vòi thứ hai mỗi phút: 15 lít

Sau 1 giờ 15 phút: cả 2 vòi .... lít?

Bài giải

Cách 1:

Đổi: 1 giờ 15 phút = 75 phút.

Mỗi phút hai vòi cùng chảy vào bể được số lít nước là:

25 + 15 = 40\; (l)

Sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi chảy vào bể được số lít nước là:

40 \times 75 = 3000 \; (l)

Đáp số: 3000l nước.

Cách 2:

Đổi: 1 giờ 15 phút = 75 phút.

Sau 1 giờ 15 phút vòi thứ nhất chảy vào bể được số lít nước là:

25 \times 75 = 1875 \; (l)

Sau 1 giờ 15 phút vòi thứ hai chảy vào bể được số lít nước là:

15 \times 75 = 1125 \; (l)

Sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi chảy được vào bể được số lít nước là:

1875 + 1125 = 3000 \;(l)

Đáp số: 3000l nước.

Bài 5

Một hình vuông có cạnh là a. Gọi S là diện tích của hình vuông.

a) Viết công thức tính diện tích của hình vuông đó.

b) Tính diện tích của hình vuông khi a = 25m.

Phương pháp giải:

Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.

Lời giải chi tiết:

a) Để tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.

Công thức tính diện tích hình vuông là :

S = a \times a

b) Với a = 25m thì S = 25 \times 25 = 625 \;(m^2).


Cùng chủ đề:

Bài 1, 2, 3, 4 trang 174 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4 trang 179, 180 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 (Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó) trang 175 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 69, 70 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 74 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 75 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 96 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 99 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 100, 101 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110, 111 SGK Toán 4
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 117, 118 SGK Toán 4