Bài 1. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ trang 6, 7, 8 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

SBT Địa lí 10 - Giải SBT Địa 10 - Chân trời sáng tạo Chương 1: Sử dụng bản đồ


Bài 1. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ trang 6, 7, 8 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Phương pháp đường chuyển động thể hiện nội dung nào sau đây của đối tượng địa lí? Phương pháp biểu hiện nào sau đây thể hiện được vị trí, số lượng, chất lượng của đối tượng địa lí?Để thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ, phương pháp nào sau đây là thích hợp nhất? Phương pháp đường chuyển động thể hiện được những nội dung nào sau đây của đối tượng địa lí? Em hãy nối các ý ở cột A phù hợp với các ý ở cột B. Những ý sau đây đúng (Đ) hay sai (S)? Đánh dấu (X) vào

Câu 1 1

Phương pháp đường chuyển động thể hiện nội dung nào sau đây của đối tượng địa lí?

A. Hướng di chuyển.

B. Mật độ phân bố.

C. Giá trị tổng cộng.

D. Không gian phân bố.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục 2 (Phương pháp đường chuyển động).

Lời giải chi tiết:

Phương pháp đường chuyển động thể hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ,…của các đối tượng địa lí

=> Đáp án lựa chọn là A

Câu 1 2

Phương pháp biểu hiện nào sau đây thể hiện được vị trí, số lượng, chất lượng của đối tượng địa lí?

A. Bản đồ - biểu đồ.

B. Khoanh vùng.

C. Chấm điểm.

D. Kí hiệu

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong mục 1 (Phương pháp kí hiệu)

Lời giải chi tiết:

Phương pháp kí hiệu biểu hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng

=> Đáp án lựa chọn là D

3

Để thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ, phương pháp nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Nền chất lượng.

B. Đường đẳng trị.

C. Bản đồ - biểu đồ.

D. Khoanh vùng.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 5 (Phương pháp bản đồ - biểu đồ)

Lời giải chi tiết:

Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ.

=> Đáp án lựa chọn là C

Câu 1 4

Phương pháp đường chuyển động thể hiện được những nội dung nào sau đây của đối tượng địa lí?

A. Vị trí, số lượng, cấu trúc, chất lượng.

B. Hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ.

C. Giá trị, số lượng và mức độ phân bố.

D. Giá trị tổng cộng, sự phân bố trên lãnh thổ.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 2 (Phương pháp đường chuyển động)

Lời giải chi tiết:

Phương pháp đường chuyển động thể hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ,…của các đối tượng địa lí

=> Đáp án lựa chọn là B.

Câu 2

Em hãy nối các ý ở cột A phù hợp với các ý ở cột B.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 1,2,3,4,5 (Nội dung các phương pháp biểu hiện)

Lời giải chi tiết:

- Phương pháp kí hiệu thể hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng của đối tượng địa lí.

- Phương pháp chuyển động thể hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ của đối tượng địa lí

- Phương pháp chấm điểm thể hiện được giá trị, số lượng, mức độ phân bố của đối tượng địa lí.

- Phương pháp khoanh vùng thể hiện không gian phân bố của các đối tượng địa lí.

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ

=> Đáp án lựa chọn: 1-c, 2-e, 3-a, 4-b, 5-d.

Câu 3

Những ý sau đây đúng (Đ) hay sai (S)? Đánh dấu (X) vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi ý

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 1,2,3,4,5 (Nội dung các phương pháp biểu hiện)

Lời giải chi tiết:

- Biểu hiện các đối tượng địa lí bằng các dạng kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình là cách thức biểu hiện của phương pháp kí hiệu.

- Các mũi tên có màu sắc và độ dày, mảnh khác nhau thường dùng trong phương pháp đường chuyển động.

- Dùng các biểu đồ đặt trong không gian lãnh thổ của đối tượng địa lí là cách thức biểu hiện của phương pháp bản đồ - biểu đồ

- Xác định phạm vi, ranh giới vùng phân bố và đặt vào đó các dạng kí hiệu như nét chải (kẻ vạch) hay các kí hiệu khác là đặc trưng của phương pháp khoanh vùng

- Các điểm chấm có giá trị lớn, nhỏ khác nhau thường sử dụng cho phương pháp chấm điểm.

=> Đáp án: 1-S, 2-Đ, 3-Đ, 4-S, 5-S.

Câu 4

Em hãy cho biết các đối tượng địa lí trong hình 36, bài 36 của SGK được biểu hiện bằng những phương pháp nào. Hãy chọn một phương pháp chủ đạo và trình bày khả năng biểu hiện chủ đạo của phương pháp đó

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 1,2,3,4,5 (Nội dung các phương pháp biểu hiện) và quan sát hình 36

Lời giải chi tiết:

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ: thể hiện giá trị xuất – nhập khẩu.

- Phương pháp khoanh vùng: thể hiện các tổ chức thương mại, kinh tế trên thế giới.

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ, đồng thời còn thể hiện được sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian bằng cách dùng các dạng biểu đồ khác nhau đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.


Cùng chủ đề:

Bài 1. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ trang 6, 7, 8 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Bài 2. Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống trang 9, 10, 11 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Bài 3. Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống trang 12, 13 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Bài 4. Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng trang 14, 15, 16 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Bài 5. Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất trang 17, 18, 19 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Bài 6. Thạch quyển, nội lực trang 20,21, 22 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo