Bài 6. Thạch quyển, nội lực trang 20,21, 22 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Nội lực là lực phát sinh từ. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng. Các hiện tượng như động đất, núi lửa lại phân bố thành các vành đai là do. Quá trình nào sau đây thuộc tác động nội lực? Kết quả của hiện tượng uốn nếp là. Nhật Bản có nhiều động đất và núi lửa do nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo nào? Dựa vào mục I, bài 6 trong SGK, em hãy hoàn thành bảng sau. Dựa vào nội dung mục II, bài 6 trong SGK, em hãy hoàn thành bảng sau. Em hãy nối các ý ở cột A với các ý ở
Câu 1 1
Nội lực là lực phát sinh từ
A. bên trong Trái Đất
B. nhân của Trái Đất.
C. bên ngoài Trái Đất.
D. bức xạ của Mặt Trời.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục II (Nội lực).
Lời giải chi tiết:
Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất
=> Đáp án lựa chọn là A
Câu 1 2
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng
A. từ đại dương.
B. trong lòng Trái Đất.
C. của bức xạ mặt trời.
D. từ các vụ thử hạt nhân.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục II (Nội lực).
Lời giải chi tiết:
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực là di sự phân hủy các nguyên tố phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học trong lòng đất.
=> Đáp án lựa chọn là B
Câu 1 3
Các hiện tượng như động đất, núi lửa lại phân bố thành các vành đai là do
A. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo.
B. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa lục địa và đại dương.
C. chúng xuất hiện ở ranh giới các đại dương.
D. sự phân bố xen kẽ của lục địa và đại dương.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục II (Nội lực).
Lời giải chi tiết:
Nội lực làm dịch chuyển các mảng kiến tạo; hình thành các dãy núi, tạo ra các uốn nếp, đứt gãy; gây ra động đất, núi lửa; làm thay đổi cấu trúc ban đầu; tạo nên cấu trúc mới;…từ đó làm biến đổi bề mặt Trái Đất
=> Đáp án lựa chọn là A
Câu 1 4
Quá trình nào sau đây thuộc tác động nội lực?
A. nâng lên, hạ xuống, uốn nếp, đứt gãy.
B. nâng lên, hạ xuống, bóc mòn, vận chuyển
C. uốn nếp, đứt gãy, bồi tụ, vận chuyển.
D. uốn nếp, đứt gãy, xâm thực, bóc mòn.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục II (Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất).
Lời giải chi tiết:
Tác động của nội lực thể hiện qua vận động theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang. Phương thẳng đứng là vận động nâng lên, hạ xuống. Phương nằm ngang là hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.
=> Đáp án lựa chọn là A.
Câu 1 5
Kết quả của hiện tượng uốn nếp là
A. tạo ra núi lửa, động đất.
B. tạo ra các hẻm vực, thung lũng.
C. làm xuất hiện các miền núi uốn nếp
D. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục II (Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất).
Lời giải chi tiết:
Khi cường độ nén ép tăng mạnh làm cho khu vực bị nén ép nâng cao kết hợp tác động của ngoại lực, bề mặt địa hình cắt xẻ thành miền núi uốn nếp
=> Đáp án lựa chọn là C
Câu 1 6
Nhật Bản có nhiều động đất và núi lửa do nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo nào?
A. mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Oxtraylia.
B. mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi
C. mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin
D. mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Phi-lip-pin
Phương pháp giải:
- Quan sát bản đồ các mảng kiến tạo, bản đồ vành đai động đất và núi lửa trên Trái Đất
Lời giải chi tiết:
Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc với những mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Philippin nên Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của động đất và núi lửa nhất trên thế giới.
=> Đáp án C
Câu 2
Dựa vào mục I, bài 6 trong SGK, em hãy hoàn thành bảng sau:
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục 1 (Khái niệm thạch quyển)
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Dựa vào nội dung mục II, bài 6 trong SGK, em hãy hoàn thành bảng sau:
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục II
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Em hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B,C sao cho phù hợp về nội dung vận động theo phương thẳng đứng
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục II
Lời giải chi tiết:
- Vận động nâng lên – biển thoái – Bán đảo Xcandinavi.
- Vận động hạ xuống – biển tiến – Lãnh thổ Hà Lan.
Câu 5
Dựa vào nội dung mục II, bài 6 trong SGK, em hãy hoàn thành sơ đồ sau:
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục II
Lời giải chi tiết: