Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống Mông - Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 5, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 5 Cánh diều Chủ đề 3: Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam


Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống Mông- Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều

Khu di tích Bạch Đằng Giang là nơi lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử gắn liền với những chiến thắng chống giặc ngoại xâm, trong đó có chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng năm 1288 của nhà Trần. Em hãy chia sẻ những điều em biết về nhà Trần.

Khởi động

Khu di tích Bạch Đằng Giang là nơi lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử gắn liền với những chiến thắng chống giặc ngoại xâm, trong đó có chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng năm 1288 của nhà Trần. Em hãy chia sẻ những điều em biết về nhà Trần.

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin trên sách, báo, internet,...

Lời giải chi tiết:

Nhà Trần (1225-1400) là một vương triều phong kiến của Việt Nam, nổi tiếng với những chiến công hiển hách trong việc ba lần đánh bại quân Nguyên Mông hùng mạnh. Dưới sự lãnh đạo tài ba của các vị vua Trần, đặc biệt là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Đại Việt đã bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và ghi dấu ấn chói lọi trong lịch sử.

Khám phá 1

Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, em hãy:

- Trình bày những nét chính về công cuộc xây dựng đất nước dưới thời Trần

- Kể về đóng góp của một nhân vật lịch sử của triều Trần mà em yêu thích

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng

- Chỉ ra được những nét chính về công cuộc xây dựng đất nước dưới thời Trần

Lời giải chi tiết:

- Những nét chính về công cuộc xây dựng đất nước dưới thời Trần:

+ Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước rối ren. Công chúa Chiêu Thánh lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Lý Chiêu Hoàng.

+ Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.

=> Nhà Trần thành lập

- Đóng góp của nhân vật Trần Thủ Độ

+ Trần Thủ Độ vai trò chủ chốt trong việc thành lập nhà Trần. Ông là người dàn xếp để vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh.

+ Sách Đại Việt sử kí toàn thư có chép: “Thái Tông (nhà Trần) lấy được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả”.

Khám phá 2

Đọc thông tin và quan sát các hình 4,5, em hãy:

- Kể lại chiến thắng Bạch Đằng năm 1288

- Kể câu chuyện về một nhân vật trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên mà em yêu thích

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Triều Trần với công cuộc xây dựng đất nước (SGK trang 44)

- Chỉ ra được thông tin về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 và câu chuyện về 1 nhân vật trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên

Lời giải chi tiết:

- Chiến thắng Bạch Đằng

Trận Bạch Đằng chống quân xâm lược Nguyên Mông năm 1288 do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy. Bằng cách vận dụng sự đặc biệt của sông Bạch Đằng, vua tôi nhà Trần đã dùng kế cắm cọc trên sông, đánh thắng quân địch. Trận chiến khiên quân Nguyên bị thiệt hại vô cùng nặng (với khoảng hơn 4 vạn quân sĩ bị loại khỏi vòng chiến), và nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn và Phàn Tiếp cũng bị bắt sống. Ngoài ra, có khoảng 400 chiến thuyền của quân Nguyên rơi vào tay quân Trần. Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.

- Câu chuyện lá cờ thêu sáu chữ vàng

Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai, vua Trần đã triệu tập vương hầu, quý tộc tại hội nghị Bình Than để bàn kế chống giặc. Giản vì tuổi còn trẻ không được dự hội nghị Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản đã bóp nát quê cam trong tay mà không biết

Sau đó, Quốc Toản lui về tập hợp đội quân hơn một nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đông chiến thuyền và viết lên là có sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân"

Luyện tập

Vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung bài học theo gợi ý dưới đây

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên (SGK trang 46)

- Chỉ ra được nội dung bài học

Lời giải chi tiết:

- Thời gian thành lập: 1226

- Nhân vật tiêu biểu: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu,…

- Thành tựu nổi bật:

+ Đạo Phật phát triển cực thịnh

+ Quốc Tử Giám mở rộng đào tạo

+ Có trường công, trường tư

+ 3 lần chiến thắng quân Mông Nguyên

- Nhận xét của em: Trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc, nhà Trần - Vương triều Trần (1225-1400) có vị thế rất nổi trội và cực kỳ ngời sáng. Với 175 năm tồn tại của mình, nhà Trần đã tạo lập được những kỳ tích thực sự huy hoàng: chấm dứt được tình trạng hỗn loạn của xã hội Đại Việt vào những năm cuối của Vương triều Lý (1009-1225); Xây dựng được nhà nước Trung ương tập quyền thống nhất, vững mạnh từ cấp trung ương, tới cấp cơ sở là xã; Lập lại được trật tự chính trị - xã hội; củng cố được sự thống nhất của quốc gia; chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, khoan thai sức dân; thúc đẩy văn minh Đại Việt phát triển lên tầm cao mới.

Vận dụng 1

Sưu tầm tranh, ảnh, bài thơ, câu chuyện về một nhân vật lịch sử thời Trần mà em yêu thích và chia sẻ với bạn học

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng

- Chỉ ra được thông tin về một nhân vật lịch sử thời Trần

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ Vịnh Hưng Đạo Vương

Phổ xuất tiên nguyên cái thế hào,

Phấn thân tuẫn quốc bất từ lao.

Xanh phù nhật cốc khâm hoài nhuệ,

Tấn tảo biên trần thủ đoạn cao.

Công mãn Nam thiên thuỳ trúc bạch,

Uy dư Đông hải thiếp ba đào.

Phần Dương khánh diễn hồn dư sự,

Trường sử Hồ nhi thức tuấn mao.

Vận dụng 2

Giả sử địa phương em đang có kế hoạch lựa chọn một số nhân vật lịch sử Triều Trần để đặt tên cho trường học, đường phố... Em hãy đề xuất tên nhân vật lịch sử phù hợp với kế hoạch này và giải thích lí do mà em đề xuất

Phương pháp giải:

Đưa ra ý kiến của bản thân

Lời giải chi tiết:

Em xin được đề xuất tên nhân vật “Trần Nhân Tông”. Bởi vì:

+ Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, lỗi lạc đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Đại Việt trong thời kỳ nhà Trần. Ông là người đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, góp phần phát triển Phật giáo Việt Nam.

+ Trần Nhân Tông là một vị vua-thiền sư, biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ. Ông đã để lại nhiều bài thơ, bài văn, bài kệ có giá trị cao về triết học, Phật giáo và văn học.

+ Việc đặt tên Trần Nhân Tông cho trường học, đường phố sẽ góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, lòng nhân ái, sự giác ngộ và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng.


Cùng chủ đề:

Bài 5: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 6: Vương quốc Phù Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 7: Vương quốc Chăm - Pa - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 8: Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống Mông - Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 12: Triều Nguyễn - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 13: Cách mạng tháng Tám năm 1945 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 15: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều