Bài 7: Vương quốc Chăm - Pa - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 5, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 5 Cánh diều Chủ đề 2: Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam


Bài 7: Vương quốc Chăm - pa - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều

Kể tên và xác định trên lược đồ hình 2 một số đền tháp Chăm-pa còn lại cho đến ngày nay Đọc thông tin, mô tả nét chính về một đền, tháp Chăm-pa

Khởi động

Khu đền tháp Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam) được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hoá Thế giới vào năm 1999. Hãy chia sẻ những điều em biết về đền tháp Mỹ Sơn.

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin trên sách, báo, internet,...

Lời giải chi tiết:

- Khu đền tháp Mỹ Sơn là minh chứng cho nền văn hóa Chăm-pa rực rỡ, tinh hoa kiến trúc và nghệ thuật của người Chăm Pa. Được xây dựng từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13, là trung tâm tôn giáo tín ngưỡng của các vương quốc Chăm Pa trong suốt 9 thế kỷ.

- Năm 1999, khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Khám phá 1

Kể tên và xác định trên lược đồ hình 2 một số đền tháp Chăm-pa còn lại cho đến ngày nay

Đọc thông tin, mô tả nét chính về một đền, tháp Chăm-pa

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 1

Lời giải chi tiết:

- Một số đền tháp Chăm-pa còn lại cho đến ngày nay: Tháp Mỹ Sơn, Khương Mỹ, Bánh Ít, Tháp Nhạn, tháp Pô Na-ga, Tháp Pô-Klong-Ga-Rai, tháp Pô Sa I-nư.

- Nét chính về Tháp Nhạn: Tháp Nhạn trong tiếng Ê-Đê và Jarai gọi là Yang Kơ Hmeng là một tháp Champa nằm trên núi Nhạn, thắng cảnh tiêu biểu của Tuy Hòa, tỉnh lị của Phú Yên.

- Tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng nên vào khoảng thế kỉ 12.

- Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao khoảng 23,5m. Mỗi cạnh chân tháp dài 10m.

- Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, nhưng nhờ được sự trùng tu, tôn tạo của chính quyền tỉnh Phú Yên, tháp được phục dựng lại nguyên gốc và mang một vẻ đẹp mới.

Khám phá 2

Hãy đọc và kể lại một số câu chuyện về đền tháp Chăm-pa

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 2. Một số câu chuyện về đền tháp Chăm- pa (SGK trang 35)

Lời giải chi tiết:

Chuyện Pô Klong Ga-rai: chuyện kể rằng, ở vùng đất tỉnh Ninh Thuận (ngày nay), có một thiếu nữ sinh được bé trai đặt tên là Po Ong. Lớn lên, Po Ông trở thành một chàng trai đẹp lạ thường. Lúc bấy giờ, nhà vua qua đời nhưng không có người nối ngôi, con voi trắng từ trong kinh thành chạy ra ngoài, tới quý phục trước Po Ong. Po Ong cưỡi voi về kinh thành, rồi được suy tôn làm vua, lấy tên là Pô Klong Ga-rai. Vua cho xây dựng đền tháp, chăm lo đời sống cho nhân dân. Sau khi vua mất, dân chúng đã tạc tượng ông và thở trong ngôi đền tháp. Từ đó, đến tháp mang tên là Pô Klong Ga-rai.

Luyện tập 1

Lập bảng theo gợi ý dưới đây về một số đền tháp Chăm-pa ở Việt Nam

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 1

Lời giải chi tiết:

STT

Tên đền tháp

Địa điểm (tỉnh/ thành phố)

1

Khương Mỹ

Quảng Nam

2

Mỹ Sơn

Quảng Nam

3

Bánh Ít

Bình Định

4

Tháp Nhạn

Khánh Hoà

5

Pô-Klong-Ga-Rai

Ninh Thuận

6

Pô Sa I-nư

Bình Thuận

Luyện tập 2

Hãy ghi thông tin về Tháp Nhạn theo sơ đồ gợi ý dưới đây

Phương pháp giải:

Đọc kĩ thông tin về Tháp Nhạn

Lời giải chi tiết:

Vận dụng 1

Sưu tầm tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,..) về một đền tháp Chăm-pa mà em yêu thích

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã được học và hiểu biết của bản thân

Lời giải chi tiết:

Có câu chuyện cổ được truyền lại về Tháp Nhạn, rằng xưa kia có tiên nữ Thiên Y Ana hạ giới để chỉ dạy cho người dân nơi đây về cày cấy, dệt vải, kéo sợi… . Sau khi tiên nữ quay về trời, để thể hiện lòng nhớ thương và khắc ghi công ơn tiên nữ đã khai sáng cho dân tộc mình, người Chăm nơi đây đã xây dựng ngọn tháp ấy để làm nơi thờ phụng tiên nữ.

Còn về tên gọi Tháp Nhạn thì người dân Phú Yên xưa giải thích rằng, là do có rất nhiều chim nhạn bay tới đây sinh sống, làm tổ trên ngọn tháp. Dần về sau, Tháp Nhạn cũng được gọi theo tên của loài chim này.

Kiến trúc tháp được xây dựng phần nào thể hiện được nền văn hóa rực rỡ của người Chăm lúc bấy giờ. Hơn nữa, đến hiện tại vẫn được xem là một kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia khiến người dân tỉnh Phú Yên vô cùng tự hào. Hằng năm, mỗi khi Xuân đến, tại sân Tháp Nhạn lại rộn ràng với Lễ hội Thơ Nguyên tiêu vào rằm tháng Giêng rồi lễ hội Vía Bà từ ngày 21 - 23/3 âm lịch.

Vận dụng 2

Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu Đền tháp Chăm-pa

Phương pháp giải:

Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng

Lời giải chi tiết:

Chào mừng quý khách đến với Đền tháp Chăm-pa, một điểm du lịch lịch sử và văn hóa đặc biệt tại vùng đất tỉnh Ninh Thuận. Đền tháp Chăm-pa là một trong những di tích kiến trúc Chăm-pa quan trọng nhất và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.

Đền tháp Chăm-pa, hay còn được gọi là Pô Klong Ga-rai, được xây dựng dưới thời vua Pô Klong Ga-rai, một vị vua truyền thống của người Chăm-pa. Đền tháp này được xây dựng vào thế kỷ thứ 13 và có mục đích là tôn vinh và tưởng nhớ vị vua Pô Klong Ga-rai và những đóng góp của ông cho cộng đồng.

Ngôi đền tháp Chăm-pa có kiến trúc độc đáo và phong cách Chăm-pa rõ ràng. Nó được xây dựng bằng gạch và có các tầng tháp cao với các hình khắc và hoa văn tinh xảo trên tường. Ngoại viện đền tháp được bao quanh bởi những tượng đá và câu chuyện về vua Pô Klong Ga-rai và cuộc sống của người Chăm-pa được kể qua những tượng chạm trổ đẹp mắt.

Đến Đền tháp Chăm-pa, quý khách sẽ có cơ hội khám phá lịch sử và văn hóa của người Chăm-pa, tìm hiểu về vua Pô Klong Ga-rai và những câu chuyện xoay quanh cuộc sống của ông. Bạn có thể ngắm nhìn kiến trúc độc đáo của đền tháp, tham quan các tầng tháp và đắm mình trong không gian yên bình và tâm linh của đền tháp này.

Đền tháp Chăm-pa là một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai yêu thích lịch sử, kiến trúc và văn hóa. Tôi hy vọng rằng quý khách sẽ có trải nghiệm thú vị và ý nghĩa khi khám phá nơi này. Cảm ơn quý khách đã lắng nghe! Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy để tôi biết.


Cùng chủ đề:

Bài 2: Thiên nhiên Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 3: Biển, đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 4: Dân cư và dân tộc Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 5: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 6: Vương quốc Phù Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 7: Vương quốc Chăm - Pa - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 8: Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống Mông - Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 12: Triều Nguyễn - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều