Bài 3: Biển, đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 5, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 5 Cánh diều Chủ đề 1: Đất nước và con người Việt Nam


Bài 3: Biển, đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều

Hình ảnh bên cho em biết điều gì? Chia sẻ những hiểu biết của em về biển, đảo Việt Nam.

Khởi động

Hình ảnh bên cho em biết điều gì? Chia sẻ những hiểu biết của em về biển, đảo Việt Nam.

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng

- Chỉ ra những hiểu biết của em về biển, đảo Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

- Từ hình ảnh em biết được đây là cột mốc chủ quyền trên đảo An Bang. Cột mốc là biểu tượng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với đảo An Bang và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

- Đôi nét về biển đảo Việt Nam: Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam.

Khám phá 1

Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:

- Xác định vị trí địa lí của vùng biển Việt Nam.

- Kể tên và chỉ trên lược đồ một số đảo, quần đảo của Việt Nam.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Vị trí địa lí vùng biển Việt Nam (SGK trang 16)

- Chỉ ra được vị trí địa lí của vùng biển Việt Nam và đưa ra được tên một số đảo, quần đảo của Việt Nam

Lời giải chi tiết:

- Vị trí: thuộc Biển Đông, nằm ở phía đông, nam và tây nam của phần đất liền. Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn đảo, quần đảo; trong đó có hai quần đảo lớn là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- một số di tích lịch sử liên quan đến thời Văn Lang - Âu Lạc.

Khám phá 2

Hãy giới thiệu về một địa điểm phát triển du lịch biển đảo ở Việt Nam mà em đã tìm hiểu hoặc trải nghiệm

Phương pháp giải:

- Vận dụng kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng

- Chỉ ra được những thông tin mà em đã tìm hiểu hoặc trải nghiệm về địa điểm đó

Lời giải chi tiết:

- Đảo Lý Sơn - hòn đảo hoang sơ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, được mệnh danh là "Hòn đảo tỏi" giữa lòng Biển Đông. Hòn đảo thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, bình dị với những bãi biển cát trắng mịn, nước biển xanh ngọc bích, những ngọn núi lửa hùng vĩ và những cánh đồng tỏi bạt ngàn.

- Đến với Lý Sơn, mọi người có thể tắm biển và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí trên biển; Tham quan ngọn núi lửa; Tham quan cánh đồng tỏi; Thưởng thức hải sản tươi ngon;…

Khám phá 3

Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, 4, em hãy trình bày công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong lịch sử

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (SGK trang 17)

- Chỉ ra các công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong lịch sử

Lời giải chi tiết:

- Công cuộc bảo vệ chủ quyền:

+ Biển đảo là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia. Từ nhiều thế kỉ qua, người Việt không ngừng khai phá, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

+ Từ thế kỉ XVII, chúa Nguyên đã cho lập Đội Hoàng Sa, sau đó lập thêm Đội Bắc Hải để khai thác sản vật và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Sang thế kỉ XIX, hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được Triều Nguyễn thực hiện với các hoạt động như cứu nạn tàu thuyền, thu thuế, trồng cây, lập bia chủ quyền,....

+ Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp cho dựng bia chủ quyền, lập đơn vị hành chính ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.....

- Các quyền và lợi ích hợp pháp:

+ Hiện nay, Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực thi các biện pháp toàn diện nhằm bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông như: ban hành các văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền, tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, phát triển kinh tế biến gắn với tăng cường an ninh quốc phòng trên biển..…

Luyện tập 1

Trò chơi Tiếp sức: Viết lên bảng tên các đảo và quần đảo của Việt Nam

Phương pháp giải:

- Vận dụng các kiến thức đã biết và lược đồ biển, đảo Việt Nam (SGK trang 17)

- Chỉ ra được tên một số đảo và quần đảo của Việt Nam

Lời giải chi tiết:

- Các đảo (Bình Ba, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc) và quần đảo (Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Côn Đảo (còn gọi là quần đảo Côn Sơn), quần đảo Nam Du, quần đảo Thổ Chu,...).

Luyện tập 2

Đọc một số bài thơ hoặc kể lại một câu chuyện về biển, đảo Việt Nam mà em sưu tầm được

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng

- Đưa ra một số bài thơ hoặc kể lại một câu chuyện về biển, đảo Việt Nam

Lời giải chi tiết:

Bài thơ: “Biển Gọi” của tác giả: Thiện Hoàng Văn

Chưa bao giờ biển ồn ào đến thế

Tiếng sóng về từ bãi đá trường sa

Bão từ đâu ủ giấc mơ tai họa

Làm hoang mang đến cả địa cầu

Hạt muối mặn, con cá câu đắng chát

Là mồ hôi, là xương máu thịt da

Từ hạt cát, dải san hô bãi đá

Còn hằn nguyên dấu tích ông, cha

Biển đảo gọi những đứa con Bách Việt

Từ khắp muôn phương chung hướng tìm về

Rèn trí lực, đúc lời thề son sắt

Hóa lũy thành đồng giữ biển quê hương.

Vận dụng

Tìm hiểu và giới thiệu một hoạt động của quân và dân Việt Nam góp phần thực thi và bảo vệ chủ quyền biển Đông. Nêu suy nghĩ của em về việc làm đó

Phương pháp giải:

- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng

- Chỉ ra được cảm nghĩ của em về hoạt động của quân và dân Việt Nam góp phần thực thi và bảo vệ chủ quyền biển Đông

Lời giải chi tiết:

- Hoạt động tuần tra, kiên thủ của quân và dân Việt Nam tại quần đảo Trường Sa

+ Giới thiệu hoạt động: Lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động tuần tra, kiểm soát, giám sát trên biển, đặc biệt là tại khu vực quần đảo Trường Sa nhằm bảo vệ an ninh, trật tự trên biển; Phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam; Bảo vệ tài nguyên biển đảo;….

+ Hình thức: Lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển sử dụng các tàu tuần tra hiện đại để di chuyển trên biển, kiểm tra, giám sát các hoạt động trên biển.

+ Hoạt động này giúp em thấy rõ được tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ biển đảo của quân và dân Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam cần có ý thức trách nhiệm, chung tay góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng những hành động thiết thực.


Cùng chủ đề:

Bài 1: Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị, đơn vị hành chính, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 2: Thiên nhiên Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 3: Biển, đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 4: Dân cư và dân tộc Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 5: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 6: Vương quốc Phù Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 7: Vương quốc Chăm - Pa - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều
Bài 8: Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Cánh diều