Bài 13. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 8, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 4. Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đ


Bài 13. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

Em hãy nêu một số nét chính về nguyên nhân và diễn biến của Cách mạng tháng Mười Nga. Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga. Trình bày những sự kiện tiêu biểu của Cách mạng tháng Mười Nga. Sự kiện nào đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga? Tại sao?

? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 57 SGK

Em hãy nêu một số nét chính về nguyên nhân và diễn biến của Cách mạng tháng Mười Nga.

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 1 trang 57, 58 SGK

Lời giải chi tiết:

* Nguyên nhân

- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song. Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.

- Những vấn đề “hòa bình, ruộng đất, bánh mì, tự do” của nhân dân Nga vẫn chưa được đáp ứng.

=> Vấn đề đặt ra là chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song cùng tồn tại, đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Đầu tháng 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

* Diễn biến

- Tháng 4/1917: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Đêm 24/10/1917: bắt đầu khởi nghĩa.

- Đêm 25/10: Tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ lâm thời.

=> Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.

- Ngày 3/11/1918: chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên toàn nước Nga

? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 59 SGK

Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 2 trang 59 SGK

Lời giải chi tiết:

* Đối với nước Nga:

- Mở ra kỉ nguyên mới đối với nước Nga – kỉ nguyên giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng, làm chủ đất nước và vận mệnh.

- Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.

- Chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập

Đối với thế giới:

- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới

- Mở ra thời kì mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ La – tinh.

- Làm thay đổi cục diện thế giới.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

? mục Luyện tập

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 59 SGK

Trình bày những sự kiện tiêu biểu của Cách mạng tháng Mười Nga. Sự kiện nào đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga? Tại sao?

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 1 trang 57, 58 SGK

Lời giải chi tiết:

* Những sự kiện chính

- Tháng 4/1917: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Đêm 24/10/1917: bắt đầu khởi nghĩa.

- Đêm 25/10: Tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ lâm thời.

=> Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.

- Ngày 3/11/1918: chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên toàn nước Nga

* Sự kiện đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga là thắng lợi của cuộc khởi nghĩa vũ trang tại Petrograd, giải phóng Cung điện Mùa Đông.

Vì tại đây, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời đã bị bắt giữ, chính quyền của giai cấp tư sản sụp đổ, chính quyền Xô viết đại diện cho giai cấp công nhân được thành lập.

? mục Vận dụng

Trả lời câu hỏi mục vận dụng trang 59 SGK

Nhân ngày lễ kỉ niệm Cách mạng tháng Mười Nga ở trường, em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ mô tả lại cuộc cách mạng với những gợi ý sau: Mục đích của cuộc cách mạng. Cách mạng diễn ra ở đâu? Ai tham gia? Ai có liên quan? Ai lãnh đạo? Họ đã hành động như thế nào? Kết quả.

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 1 trang 57, 58 SGK

Lời giải chi tiết:

Sau cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là Chính phủ lâm thời tư sản và một bên là Xô viết, các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Xô viết Pê-tơ-rô-grát. Vấn đề đặt ra là chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song cùng tồn tại, đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trước tình hình đó, V.I.Lênin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tháng 4-1917, V.I.Lênin về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Nga. Đêm 24-10-1917 theo lịch cũ nước Nga (tức đêm 6-11-1917), khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở thủ đô Petrograd . Ngày 25-10-1917 các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở thủ đô Petrograd , trừ Cung điện Mùa Ðông và một vài nơi. Tới 2 giờ 10 phút, rạng sáng 26-10-1917, Cung điện Mùa Ðông được giải phóng, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa vũ trang tại Petrograd kết thúc thắng lợi. Ngày 07-11-1917 đã được ghi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười vĩ đại.


Cùng chủ đề:

Bài 10. Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 11. Phong trào công nhân và sự ra đời chủ nghĩa Mác - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 11. Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 12. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 13. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 13. Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 14. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 14. Vị trí địa lí biển Đông, các vùng biển của Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 15. Trung Quốc - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
Bài 15. Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo