Bài 13. Trung Quốc và Nhật Bản - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 8, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 8 Cánh diều Chương 6. Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX


Bài 13. Trung Quốc và Nhật Bản - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

? mục I 1

Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin và quan sát hình 13.1

Lời giải chi tiết:

Quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc

- Vào thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Trung Quốc đang trong quá trình suy yếu và trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc phương Tây.

- Cuộc Chiến tranh thuốc phiện do thực dân Anh tiến hành những năm 1840 – 1842, đã mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.

- Triều đình Mãn Thanh buộc phải kí với Anh Hiệp ước Nam Kinh (8-1842)

- Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc: Đức xâm chiếm Sơn Đông; Anh xâm chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử; Pháp xâm chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông. Nhật Bản xâm chiếm vùng Đông Bắc và Phúc Kiến,...

- Năm 1901, triều đình Mãn Thanh phải kí Điều ước Tân Sửu. Với điều ước này, Trung Quốc trở thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.

? mục I 2

Đọc thông tin và quan sát các hình 13.2, 13.3, trình bày sơ lược về Cách mạng Tân Hợi và cho biết vai trò của Tôn Trung Sơn. Nếu kết quả và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin và quan sát hình 13.2, 13.3

Lời giải chi tiết:

* Sơ lược về Cách mạng Tân Hợi

- Nguyên nhân: Tháng 5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra Sắc lệnh “Quốc hữu hoả đường sắt”, trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi quốc gia.

-> Sự kiện châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng Tân Hợi (1911).

- Lãnh đạo: Trung Quốc Đồng minh hội (do Tôn Trung Sơn đứng đầu)

- Nhiệm vụ: Lật đổ triều đình Mãn Thanh, thiết lập chế độ cộng hoà.

- Diễn biến

+10-10-1911: Cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương.

+ 10-12-1911: Cách mạng thắng lợi ở Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, miền Bắc Trung Quốc.

+ 1-1-1912: Chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thống.

+ 2-1912: Viên Thế Khải lên thay Tôn Trung Sơn làm Tổng thống. Cách mạng kết thúc.

- Kết quả: Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hoà, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

-Ý nghĩa: Ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

* Vai trò của Tôn Trung Sơn

- Người sáng lập Trung Quốc Đồng minh hội

- Lãnh đạo cuộc Cách mạng Tân Hợi thắng lợi, lật đổ triều đình Mãn Thanh, khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc

- Là đại diện ưu tú và lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

? mục II 1

Đọc thông tin và quan sát hình 13.4, bảng 13, nêu nội dung chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin và quan sát hình 13.4, bảng 13

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.

- Nguyên nhân:

+ Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Nhật Bản cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược.

+ Tháng 1-1868 Nhật hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ

- Mục đích: đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu và giữ vững nền độc lập.

- Nội dung:

+ Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó tầng lớp võ sĩ đạo (sa-mu rai) đóng vai trò quan trọng. Ban hành Hiến pháp mới (1889), thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

+ Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cống,...).

+ Xã hội: Từng bước thay đổi và xoá bỏ chế độ nông nô, bỏ chế độ thu tô lãnh địa thay bằng chế độ lương bổng.

+ Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong giảng dạy, cử học sinh giỏi đi học ở phương Tây,...

+ Quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; chú trọng công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, mời chuyên gia quân sự nước ngoài về huấn luyện,...

- Kết quả: Cuộc Duy tân Minh Trị thành công đã giúp Nhật Bản bảo vệ được nền độc lập.

- Ý nghĩa:

+ Cuộc cải cách này mang tính chất và ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì đã xoá bỏ những cản trở của chế độ phong kiến, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

+ Thúc đẩy trào lưu duy tân, cải cách ở các nước trong khu vực.

? mục II 2

Dựa vào thông tin trong mục 2, trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 2

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

- Sự xuất hiện của các công ty độc quyền và sự xâm lược thuộc địa, bành trướng lãnh thổ.

- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, ngành đường sắt và hàng hải phát triển.

- Xuất hiện nhiều công ty độc quyền như Mít-xui, Mít-xu-bi-xi,... Các công ty này có khả năng chi phối, lũng đoạn cả kinh tế, chính trị ở Nhật Bản.

- Thực thi chính sách xâm lược thuộc địa, bành trướng lãnh thổ: Chiến tranh xâm lược Đài Loan (1895), chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905), chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), thôn tính Triều Tiên,...

- Các tập đoàn tư bản Nhật Bản cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài, khai thác tài nguyên, nhân lực....

Luyện tập

1. Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện cuộc Duy tân Minh Trị (Nhật Bản) và Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc).

Phương pháp giải:

Tổng hợp kiến thức mục I.2 và II.1

Lời giải chi tiết:

1 . Sơ đồ tư duy

Vận dụng

2. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản để lại những bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam?

Lời giải chi tiết:

2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

- Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước có thể học tập Nhật Bản về đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc, chú trọng đầu tư giáo dục, đặc biệt học tập đổi mới, áp dụng nhanh chóng những thành tựu mới về khoa học kĩ thuật,….


Cùng chủ đề:

Bài 10. Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 11. Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 11. Phạm vi Biển Đông: Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông: Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 12. Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 12. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 13. Trung Quốc và Nhật Bản - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 14. Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 15. Việt Nam đầu thế kỉ XIX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 16. Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Bài 17. Việt Nam đàu thế kỉ XX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Giải SGK lịch sử 8 cánh diều