Bài 10. Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú. Tuy nhiên trước thực trạng suy giảm đa dạng sinh học, vấn đề bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên sinh vật đang ngày càng trở nên cấp thiết. Vậy sự đa dạng sinh vật ở nước ta được biểu hiện như thế nào? Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học cấp thiết ra sao?
Mở đầu
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú. Tuy nhiên trước thực trạng suy giảm đa dạng sinh học, vấn đề bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên sinh vật đang ngày càng trở nên cấp thiết. Vậy sự đa dạng sinh vật ở nước ta được biểu hiện như thế nào? Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học cấp thiết ra sao?
Lời giải chi tiết:
- Biểu hiện đa dạng sinh học: đa dạng hệ sinh thái; đa dạng thành phần loài và đa dạng nguồn gen
- Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học:
+ Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học
+ Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm
? mục I
Đọc thông tin và quan sát hình 10.1; 10.2, hãy chứng minh sinh vật nước ta có sự đa dạng về hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
Lời giải chi tiết:
- Đa dạng về hệ sinh thái: Nước ta có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, tạo nên sự đa dạng loài và nguồn gen. Dựa vào môi trường phân bố, các hệ sinh thái ở nước ta có thể chia thành ba nhóm: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển.
+ Hệ sinh thái trên cạn: phong phú, đa dạng với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau, như: kiểu hệ sinh thái rừng; hệ sinh thái nhân tạo,…
+ Hệ sinh thái đất ngập nước, gồm có: các kiểu hệ sinh thái ngập nước ven biển; các kiểu hệ sinh thái ngập nước vùng cửa sông; Rừng ngập mặn và các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước nội địa,…
+ Hệ sinh thái biển: gồm các kiểu hệ sinh thái: rạn san hô, thảm cỏ biển,... có tính đa dạng sinh học và giá trị cao.
- Đa dạng về thành phần loài :
+ Đa dạng về hệ sinh thái tạo nên sự đa dạng thành phần loài của sinh vật nước ta.
+ Nước ta có số lượng lớn các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm. Trong đó có nhiều loài thực vật quý như: lim, sến, nghiến, trầm hương, sâm, nấm,... và các loài động vật quý hiếm như: sao la, voi, bò tót, voọc, trĩ,....
- Đa dạng về nguồn gen :
+ Số lượng cá thể trong mỗi loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm tương đối lớn đã tạo nên sự đa dạng nguồn gen di truyền.
+ Sự phong phú về nguồn gen, trong đó có nhiều nguồn gen quý, đã tạo nên sự đa dạng và giàu có của sinh vật Việt Nam.
? mục II
Đọc thông tin và quan sát hình 10.3, hãy chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
- Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phần loài, nguồn gen.
+ Các hệ sinh thái cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu để phục vụ nhu cầu của con người, cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế.
+ Các hệ sinh thái tự nhiên còn có chức năng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông, bờ biển,....
- Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm : Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, cùng với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học của nước ta ngày càng bị suy giảm. Cụ thể:
+ Suy giảm về hệ sinh thái: các hệ sinh thái rừng tự nhiên bị thu hẹp về diện tích và giảm về chất lượng. Sự biến đổi các hệ sinh thái rừng tự nhiên làm cho các loài sinh vật hoang dã mất môi trường sống.
+ Suy giảm về loài và số lượng cá thể trong loài, đặc biệt là các loài động vật hoang dã.
+ Suy giảm về nguồn gen: Sự suy giảm các hệ sinh thái tự nhiên và thành phần loài sinh vật làm cạn kiệt và biến mất một số nguồn gen tự nhiên, nhiều nguồn gen bị suy giảm, trong đó có nhiều giống bản địa quý hiếm.
- Một số biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam :
+Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.
+ Truyền thông về bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao ý thức về bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.
+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm; chống nạn săn bắt, sử dụng động vật hoang dã trái phép, khai thác thuỷ sản quá mức.
+ Tiếp tục duy trì và xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên.
+ Bảo vệ và phục hồi môi trường sống cho các loài sinh vật, bao gồm cả môi trường
Luyện tập
Hãy vẽ sơ đồ để chứng minh sự đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
Vận dụng
Tìm hiểu một loài sinh vật trong Sách đỏ Việt Nam, viết báo cáo ngắn về đặc điểm của loài này và đề xuất một số biện pháp bảo vệ chúng.
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo: Loài Sếu đầu đỏ
- Sếu đầu đỏ là một trong 15 loài sếu quý hiếm trên thế giới có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Theo thống kê của Vườn quốc gia Tràm Chim và Hội bảo vệ sếu quốc tế (ICF) cho thấy, hàng năm, số lượng sếu đầu đỏ có chiều hướng giảm dần, từ 1052 con (1985) còn 217 con (1994) và có nguy cơ tuyệt chủng.
- Biện pháp bảo vệ:
+ Hạn chế sử dụng hóa chất ở xung quanh rừng Tràm Chim.
+ Phòng chống cháy rừng và khôi phục một số vùng đất ngập nước xung quanh vườn quốc gia Tràm Chim.
+ Tuyên truyền về sếu, kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới.