Bài 8. Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 8.1, hình 8.2, nên những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII
? mục I
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 8.1, hình 8.2, nên những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII
Phương pháp giải:
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 8.1, hình 8.2
Lời giải chi tiết:
Những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII
* Nông nghiệp
- Đàng Ngoài
+ Trong các thế kỉ XVI – XVII: Tiếp tục phát triển. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích đất đai. canh tác, đắp đê,... được thực hiện ở nhiều địa phương.
+ Đầu thế kỉ XVIII: Sa sút nghiêm trọng
- Đàng Trong
+Thi hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và khai hoang lập làng xóm mới.
+ Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển mạnh, diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn.
* Thủ công nghiệp
- Các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển với nhiều làng nghề và sản phẩm nổi tiếng như: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), lụa La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), đường mía (Quảng Nam),...
- Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước, tiêu biểu là mỏ dồng ở Tụ Long (Hà Giang), mỏ bạc ở Tuyên Quang, mỏ thiếc ở Cao Bằng,...
* Thương nghiệp
- Ở vùng đồng bằng và ven biển, nhiều chợ, phố xã hình thành.
- Xuất hiện thêm một số đô thị như Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam),...
- Nhiều thương nhân châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á) và thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan,...) đến Đại Việt buôn bán, lập thương điếm.
- Sản phẩm trao đổi đa dạng như len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm, trầm hương, ngà voi, đường, hương liệu quý,...
- Khoảng đầu thế kỉ XVIII, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây dần sa sút, duy trì buôn bán với thương nhân Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
? mục II
Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục II, mô tả những nét chính về sự chuyển biến văn hoa ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục II
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực |
Chuyển biến |
Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng |
- Nho giáo tiếp tục được chính quyền đề cao trong giáo dục, khoa cử. - Phật giáo và Đạo giáo từng bước phục hồi và phát triển. Nhiều chùa mới được xây dựng như chùa Tây Phương, chùa Sùng Nghiêm, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ,... - Đầu thế kỉ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã theo thuyền buôn vào Đại Việt truyền bá Thiên Chúa giáo. Sang các thế kỉ XVII – XVIII, hoạt động này ngày càng gia tăng. - Các tín ngưỡng truyền thống được duy trì |
Chữ viết |
Thế kỉ XVII, chữ quốc ngữ ra đời |
Văn học |
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế - Văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại như thơ, truyện, gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân quốc ngữ thi tập), Đào Duy Từ (Tư Dung vãn),.... - Văn học dân gian phát triển rực rỡ phong phú với nhiều thể loại, như truyện Nôm (Thạch Sanh, Nhị Độ Mai,...), thơ lục bát, song thất lục bát,... |
Nghệ thuật |
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo. - Nghệ thuật sân khấu phát triển phong phú, với các loại hình như chèo, tuồng,... - Thế kỉ XVII – XVI xuất hiện nghệ thuật tranh dân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống,... |
Luyện tập
1. Lập bảng thống kê những nét chính về tình hình kinh tế, văn hoá Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII
2. Tìm hiểu một làng nghề thủ công nổi tiếng của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII còn duy trì hoạt động cho đến ngày nay: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về làng nghề đó.
Phương pháp giải:
- Tổng hợp kiến thức về kinh tế, văn hoá
Lời giải chi tiết:
1. Bảng thống kê những nét chính về tình hình kinh tế, văn hoá Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII
Lĩnh vực |
Chuyển biến |
|
Kinh tế |
Nông nghiệp |
- Đàng Ngoài + Trong các thế kỉ XVI – XVII: Tiếp tục phát triển. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích đất đai. canh tác, đắp đê,... được thực hiện ở nhiều địa phương. + Đầu thế kỉ XVIII: Sa sút nghiêm trọng - Đàng Trong +Thi hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và khai hoang lập làng xóm mới. + Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển mạnh, diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn. |
Thủ công nghiệp |
- Các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển với nhiều làng nghề và sản phẩm nổi tiếng như: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), lụa La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), đường mía (Quảng Nam),... - Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước, tiêu biểu là mỏ dồng ở Tụ Long (Hà Giang), mỏ bạc ở Tuyên Quang, mỏ thiếc ở Cao Bằng,... |
|
Thương nghiệp |
- Ở vùng đồng bằng và ven biển, nhiều chợ, phố xã hình thành. - Xuất hiện thêm một số đô thị như Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam),... - Nhiều thương nhân châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á) và thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan,...) đến Đại Việt buôn bán, lập thương điếm. - Sản phẩm trao đổi đa dạng như len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm, trầm hương, ngà voi, đường, hương liệu quý,... - Khoảng đầu thế kỉ XVIII, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây dần sa sút, duy trì buôn bán với thương nhân Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á. |
|
Văn hoá |
Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng |
- Nho giáo tiếp tục được chính quyền đề cao trong giáo dục, khoa cử. - Phật giáo và Đạo giáo từng bước phục hồi và phát triển. Nhiều chùa mới được xây dựng như chùa Tây Phương, chùa Sùng Nghiêm, chùa Quỳnh Lâm, chùa Thiên Mụ,... - Đầu thế kỉ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã theo thuyền buôn vào Đại Việt truyền bá Thiên Chúa giáo. Sang các thế kỉ XVII – XVIII, hoạt động này ngày càng gia tăng. - Các tín ngưỡng truyền thống được duy trì |
Chữ viết |
Thế kỉ XVII, chữ quốc ngữ ra đời |
|
Văn học |
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế - Văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại như thơ, truyện, gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch Vân quốc ngữ thi tập), Đào Duy Từ (Tư Dung vãn),.... - Văn học dân gian phát triển rực rỡ phong phú với nhiều thể loại, như truyện Nôm (Thạch Sanh, Nhị Độ Mai,...), thơ lục bát, song thất lục bát,... |
|
Nghệ thuật |
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo. - Nghệ thuật sân khấu phát triển phong phú, với các loại hình như chèo, tuồng,... - Thế kỉ XVII – XVI xuất hiện nghệ thuật tranh dân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống,... |
2. Giới thiệu về làng lụa La Khê (Hà Đông)
Làng La Khê được hình thành từ thế kỷ thứ 5, ban đầu làng có tên La Ninh ("La" là lụa, "Ninh" là sự thịnh vượng, lâu bền). Sang thế kỷ 15, làng La Ninh đổi tên thành La Khê. Ðến đầu thế kỷ 17, người Hoa ở vùng Lưỡng Quảng ( Trung Quốc ) di cư sang Việt Nam mang theo nghề dệt thủ công. Trong số đó, mười gia đình người Hoa đã đến lập nghiệp ở đất La Khê, đem nghề dệt the, sa nhuộm đen và công nghệ dệt tiên tiến dạy lại cho dân làng. Thời đó, hầu hết dân làng La Khê đều sống bằng nghề canh cửi. Các sản phẩm the, sa, vân, địa, quế, gấm vóc của La Khê với những họa tiết, hoa văn tinh xảo dần thay thế sồi, đũi nhờ chất lượng được nâng cao như mỏng, nhẹ hơn nhưng lại rất bền và đẹp, được các tầng lớp quý tộc ưa chuộng. Cái khác biệt của làng lụa La Khê với làng lụa Vạn Phúc là: làng La Khê xưa chuyên nghề dệt sa màu và các thứ lụa bạch, lụa vân; còn làng cổ Vạn phúc thì nổi tiếng với thứ lụa gấm lâu đời.
Năm 1823, triều đình nhà Nguyễn ra sắc lệnh lập La Khê thành một xưởng dệt cho kinh thành Huế , đồng thời cho cả làng được miễn đi lính để tập trung cho việc phát triển làng nghề. Khoảng những năm 1840 thời vua Thiệu Trị , xưởng dệt làng La Khê gọi là Chức tạo cục, hàng năm phải sản xuất và cung cấp cho triều đình theo định mức 600 tấm sa màu. Chợ Cầu Ðơ với một tháng sáu phiên là nơi người dân trong làng bán buôn, để từ đó thứ sản phẩm cao cấp này đi khắp đất nước.
Nghề dệt the ở La Khê phát triển mạnh, không những cung cấp cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang châu Âu . Đầu thế kỷ 20, các nghệ nhân làng nghề còn được phong cửu phẩm, bá hộ, thêm vào đó the làng La còn được mang triển lãm ở thành phố Paris
Vận dụng
3. Sưu tầm tư liệu về sự ra đời của chữ quốc ngữ. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Phương pháp giải:
- Sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet,…
Lời giải chi tiết:
3. Sưu tầm tư liệu về sự ra đời của chữ quốc ngữ.
Vào thế kỷ thứ 17, các giáo sĩ phương Tây tới Việt Nam để truyền đạo. Trong những giáo sĩ gồm có cả giáo sĩ Alexandre de Rhodes , tên tiếng Việt của ông là A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ. Năm 1625, ông đến tới Hội An ở Đà Nẵng và thời gian ông nhập cư ở đây bắt đầu học tiếng Việt từ một cậu bé khoảng 10, 12 tuổi.
Cuốn từ điển Việt Bồ La, là một trong những cuốn từ điền đầu tiên được viết bằng ba thứ tiếng Việt, Bồ Đào Nha và Latin. Ông sử dụng chữ Latin nhưng lấy phần âm Bồ Đào Nha để ghi âm thành tiếng Việt. Ông cũng mượn thêm dấu lấy từ tiếng Cổ Hy Lạp là: sắc, huyền, ngã… ) để sử dụng cho 6 thanh điệu của tiếng Việt: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.
A lexandre de Rhodes không phải người tiên phong khai sinh ra chữ quốc ngữ Việt Nam. Đúng hơn, ông chỉ là một người có công lớn trong việc hệ thống hóa ký âm tiếng Việt sử dụng chữ Latin và cũng phổ biến chữ Quốc ngữ thông qua việc in cuốn tự điển Việt Bồ LÀ vào năm 1651 tại Roma. Trước đó, vào thế kỷ 16 đã có những giáo sĩ đến từ phương Tây tới Việt Nam truyền giáo. Họ đã tìm cách phiên âm tiếng Việt với chữ Latin để phù hợp cho việc giảng đạo mà không cần phải biết đọc hoặc biết viết chữ Hán, chữ Nôm. Nguyên nhân chính là chữ Hán đối với học vừa khó đọc lại vừa khó viết, cùng với đó còn cả chữ Nôm, rắc rối hơn rất nhiều. Chữ Nôm dựa hoàn toàn vào chữ Hán nên muốn học được chữ Nôm thì cần phải học, hiểu chữ Hán trước và ngoài ra chữ Nôm không được thống nhất do đó mỗi người có thể viết theo một cách khác nhau. Những giáo sĩ dòng tên gốc Bồ Đào Nha như Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa…. Đều là những người đi tiên phong trong công việc khai sáng ra chữ quốc ngữ.
Vào thế kỷ 17, là thời điểm mà chữ Việt được khai sáng, nhưng từ khi sang thế kỉ thứ 18, chữ Quốc ngữ đã vào thời kỳ hoàn chỉnh. Tới cuối thế kỷ 19, chữ Quốc ngữ mới bắt đầu phát triển vượt bậc để trở thành đúng với cái tên của nó được đặt chữ của một quốc gia.