Bài 9.Các nước Âu - Mỹ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
Khai thác thông tin, tư liệu và các hình từ 9.1 đến 9.3, mô tả những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc.
? mục I
Khai thác thông tin, tư liệu và các hình từ 9.1 đến 9.3, mô tả những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc.
Phương pháp giải:
Khai thác thông tin, tư liệu và các hình từ 9.1 đến 9.3
Lời giải chi tiết:
Những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc.
* Thời gian: Vào khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần sang chủ nghĩa đế quốc.
* Đặc điểm quá trình hình thành:
- Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
+ Để có nhiều nguồn vốn cho sản xuất và đủ sức cạnh tranh, các nhà tư bản có xu hướng tập trung sản xuất, tập trung tư bản, các tổ chức độc quyền ra đời, từng bước chi phối và lũng đoạn đất nước.
+ Ở mỗi nước, tổ chức độc quyền tồn tại dưới một hình thức khác nhau: các-ten, xanh-đi-ca (ở Anh, Pháp, Đức), tơ-rớt (ở Mỹ)...
+ Quá trình tập trung tư bản cũng diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng, tạo nên tầng lớp tư bản tài chính thao túng về kinh tế, tài chính... của quốc gia.
- Sự mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa
+ Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu – Mỹ đẩy mạnh mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa.
+ Anh và Pháp đã có nhiều thuộc địa nhưng vẫn muốn mở rộng thêm.
+ Đức và Mỹ đang trên đã phát triển nhanh, nhưng lại có quá ít thuộc địa, rất khao khát thị trường.
-> Mâu thuẫn giữa các nước tư bản trong giai đoạn này diễn ra gay gắt.
? mục II 1
Nêu những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của đế quốc Anh.
Phương pháp giải:
Khai thác thông tin mục II. 1
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực |
Chuyển biến |
Kinh tế |
- Trước năm 1870, nước Anh ở vị trí số một thế giới, đến cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống hàng thứ ba (sau Mỹ và Đức) - Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất khẩu tư bản và thuộc địa. - Đầu thế kỉ XX, nước Anh xuất hiện nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính, từng bước thao túng nền kinh tế. |
Đối nội |
Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân. |
Đối ngoại |
- Ưu tiên hàng đầu cho mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa - Năm 1914, Anh có hệ thống thuộc địa trải rộng khắp thế giới -> “chủ nghĩa để quốc thực dân”. |
? mục II 2
Nêu những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của đế quốc Pháp.
Phương pháp giải:
Khai thác thông tin mục II. 2
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực |
Chuyển biến |
Kinh tế |
- Trước năm 1870, tổng sản lượng công nghiệp của Pháp đứng vị trí thứ hai thế giới (sau Anh) , đến cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống vị trí thứ tư (sau Mỹ, Đức và Anh). - Các công ty độc quyền đã ra đời và chi phối nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. |
Đối nội |
Bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân. |
Đối ngoại |
-Tăng cường xâm chiếm và bóc lột thuộc địa - Năm 1914, Pháp có hệ thống thuộc địa đứng thứ hai thế giới (sau Anh). - Tư bản Pháp chú trọng cho các nước tư bản chậm phát triển vay lãi, đặc biệt là Nga -> “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” |
? mục II 3
Nêu những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của đế quốc Đức.
Phương pháp giải:
Khai thác thông tin mục II. 3
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực |
Chuyển biến |
Kinh tế |
- Trước năm 1870, sản lượng công nghiệp của Đức đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Mỹ) - Đến năm 1890, nước Đức vươn lên dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) - Nhiều công ty độc quyển ra đời trong các lĩnh vực luyện kim, than đá, hoá chất,... và chi phối nền kinh tế đất nước. |
Đối nội |
Quý tộc địa chủ và tư sản liên kết chặt chẽ, thi hành chính sách đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. |
Đối ngoại |
- Muốn dùng vũ lực chia lại thế giới -> “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiểu chiến". |
? mục II 4
Nêu những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của đế quốc Mỹ.
Phương pháp giải:
Khai thác thông tin mục II.4
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực |
Chuyển biến |
Kinh tế |
- Trong 30 năm (1865 – 1894), sản lượng công nghiệp của Mỹ từ vị trí thứ ba (sau Anh, Pháp) đã vươn lên vị trí số 1 thế giới - Tổ chức độc quyền ở Mỹ phổ biến là các tơ-rớt. |
Đối nội |
Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản và đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân. |
Đối ngoại |
- Tạo ảnh hưởng ở khu vực Mỹ La-tinh, gạt bỏ ảnh hưởng của các nước châu Âu ra khỏi khu vực này. - Mỹ cũng tiến hành chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) và giành thắng lợi, chiếm được Phi-lip-pin và Cu-ba |
Luyện tập
1. Lập bảng tóm tắt về những chuyển biến lớn của các đế quốc Anh, Pháp, Đức và Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Phương pháp giải:
Khai thác thông tin mục II
Lời giải chi tiết:
1. Bảng tóm tắt về những chuyển biến lớn của các đế quốc Anh, Pháp, Đức và Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Nước/Chuyển biến |
Kinh tế |
Đối nội |
Đối ngoại |
Anh |
- Trước năm 1870, nước Anh ở vị trí số một thế giới, đến cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống hàng thứ ba (sau Mỹ và Đức) - Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất khẩu tư bản và thuộc địa. - Đầu thế kỉ XX, nước Anh xuất hiện nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính, từng bước thao túng nền kinh tế. |
Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân. |
- Ưu tiên hàng đầu cho mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa - Năm 1914, Anh có hệ thống thuộc địa trải rộng khắp thế giới -> “chủ nghĩa để quốc thực dân”. |
Pháp |
- Trước năm 1870, tổng sản lượng công nghiệp của Pháp đứng vị trí thứ hai thế giới (sau Anh) , đến cuối thế kỉ XIX bị tụt xuống vị trí thứ tư (sau Mỹ, Đức và Anh). - Các công ty độc quyền đã ra đời và chi phối nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. |
Bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân. |
-Tăng cường xâm chiếm và bóc lột thuộc địa - Năm 1914, Pháp có hệ thống thuộc địa đứng thứ hai thế giới (sau Anh). - Tư bản Pháp chú trọng cho các nước tư bản chậm phát triển vay lãi, đặc biệt là Nga -> “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” |
Đức |
- Trước năm 1870, sản lượng công nghiệp của Đức đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Mỹ) - Đến năm 1890, nước Đức vươn lên dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) - Nhiều công ty độc quyển ra đời trong các lĩnh vực luyện kim, than đá, hoá chất,... và chi phối nền kinh tế đất nước. |
Quý tộc địa chủ và tư sản liên kết chặt chẽ, thi hành chính sách đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân |
- Muốn dùng vũ lực chia lại thế giới -> “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiểu chiến". |
Mỹ |
- Trong 30 năm (1865 – 1894), sản lượng công nghiệp của Mỹ từ vị trí thứ ba (sau Anh, Pháp) đã vươn lên vị trí số 1 thế giới - Tổ chức độc quyền ở Mỹ phổ biến là các tơ-rớt. |
Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản và đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân. |
- Tạo ảnh hưởng ở khu vực Mỹ La-tinh, gạt bỏ ảnh hưởng của các nước châu Âu ra khỏi khu vực này. - Mỹ cũng tiến hành chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) và giành thắng lợi, chiếm được Phi-lip-pin và Cu-ba |
Vận dụng
2. Tại sao trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các đế quốc đều tăng cường xâm chiếm và mở rộng thị trường, thuộc địa?
Phương pháp giải:
Khai thác thông tin mục II
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các đế quốc đều tăng cường xâm chiếm và mở rộng thị trường, thuộc địa vì
- Các nước tư bản đang trong quá trình phát triển, có nhu cầu cao về nguyên liệu, thị trường tiêu thụ -> Tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa