Bài 14. Ôn tập chủ đề Năng lượng trang 51 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Giải Khoa học 4, soạn khoa học lớp 4 kết nối tri thức Chủ đề 2. Năng lượng


Bài 14. Ôn tập chủ đề Năng lượng trang 51 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức

Em đã học được những gì từ chủ đề Năng lượng? Điều gì làm em thích nhất?

Mở đầu

Em đã học được những gì từ chủ đề Năng lượng? Điều gì làm em thích nhất?

Phương pháp giải:

Học sinh tự ôn tập, rà soát kiến thức đã học.

Lời giải chi tiết:

Em đã học được:

- Ánh sáng và sự truyền ánh sáng.

- Vai trò của ánh sáng.

- Âm thanh và sự truyền âm thanh.

- Âm thanh trong cuộc sống.

- Nhiệt độ và sự truyền nhiệt.

- Vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém.

Em thích nhất là học được vai trò của ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ và vận dụng được chúng vào trong đời sống.

CH1

Đọc thông tin trong hình 1 và chia sẻ với bạn bè những nội dung đã học.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong sơ đồ và chia sẻ với bạn.

Lời giải chi tiết:

Em đã học được:

Ánh sáng:

- Cách phân biệt các vật phát sáng và vật được chiếu sáng.

- Vai trò của ánh sáng với thực vật, động vật, con người.

- Sự truyền ánh sáng.

- Vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng.

Âm thanh:

- Vật phát ra âm thanh.

- Sự lan truyền âm thanh.

- Vai trò của âm thanh trong cuộc sống: cách phát ra âm thanh ở một số nhạc cụ, tiếng ồn và cách chống ô nhiễm tiếng ồn.

Nhiệt:

- Nóng lạnh và nhiệt độ.

- Sự truyền nhiệt.

- Ứng dụng tính dẫn nhiệt của vật vào trong đời sống.

CH2

Chọn trong số các vật: tấm kính trong, quyển sách, xoong nhôm, cánh cửa gỗ và phân loại theo nhóm: Vật cho ánh sáng truyền qua; Vật cản ánh sáng;  Vật dẫn nhiệt tốt; Vật dẫn nhiệt kém .

Phương pháp giải:

Phân loại các vật theo tính chất của nó.

Lời giải chi tiết:

Vật

Vật cho ánh sáng truyền qua

Vật cản ánh sáng

Vật dẫn nhiệt tốt

Vật dẫn nhiệt kém

tấm kính trong

×

×

quyển sách

×

×

xoong nhôm

×

×

cánh cửa gỗ

×

×

CH3

Việc làm nào dưới đây có tác dụng giảm ô nhiễm tiếng ồn?

- Mở nhạc rất to trong nhà.

- Treo biển báo cấm bấm còi ở những nơi gần bệnh viện, trường học.

- Dựng các tấm cách âm ngăn với khu dân cư.

- Nô đùa, hò hét trong nhà khi mẹ đang ốm.

- Trồng cây xanh xung quanh nhà.

Phương pháp giải:

Chọn những việc làm có tác dụng giảm ô nhiễm tiếng ồn.

Lời giải chi tiết:

Việc làm có tác dụng giảm ô nhiễm tiếng ồn:

- Treo biển báo cấm bấm còi ở những nơi gần bệnh viện, trường học.

- Dựng các tấm cách âm ngăn với khu dân cư.

- Trồng cây xanh xung quanh nhà.

CH4

Bạn An muốn kể cho em của mình nghe truyện “Rùa và Thỏ” bằng bóng của con Thỏ và con Rùa. An dùng bìa cứng cắt hình Thỏ và Rùa, sau đó dán mỗi con vào một cái que để làm con rối. Khi thử chiếu đèn vào con rối thì bóng của nó trên màn hình quá lớn, nhưng không thay màn hình được. An rất bối rối!

Hãy nêu cách làm bóng con rối nhỏ hơn giúp bạn An.

Phương pháp giải:

Đề xuất cách làm hợp lí

Lời giải chi tiết:

Cách để làm bóng con rối nhỏ hơn là để con rối ra xa đèn.

CH5

Vì sao có thể dựa vào bóng của ngôi nhà em đang ở (Hình 2) để biết cửa ra vào quay về hướng nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào hướng mặt trời mọc để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Có thể căn cứ vào bóng của ngôi nhà để biết cửa ra vào có hướng nào vì:

  • Mặt trời mọc từ Đông sang Tây nên bóng của ngôi nhà sẽ đổ dần từ Tây về Đông, vào buổi sáng bóng của ngôi nhà sẽ đổ về hướng Tây.

  • Ta dang 2 tay sang ngang tay phải hướng về phía mặt trời mọc, tay trái hướng bóng của ngôi nhà thì trước mặt là hướng Bắc sau lưng là hướng Nam.

  • Từ đó có thể xác định được hướng của cửa ra vào.

CH6

Em có một cốc nhựa, một cốc nhôm, một chậu nước nóng và một ít nước đá (Hình 3). Hãy đề xuất cách làm thí nghiệm chứng tỏ nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa.

Phương pháp giải:

Dựa trên kiến thức về sự truyền nhiệt, đề xuất cách làm hợp lí.

Lời giải chi tiết:

Cách làm thí nghiệm chứng tỏ nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa:

- Cho vào hai cốc 1 lượng đá như nhau và đặt 2 cốc vào chậu nước nóng.

- Đá trong cốc nào tan nhanh hơn thì cốc đó dẫn nhiệt tốt hơn và ngược lại.

Nhận xét: Đá trong cốc nhôm tan nhanh hơn. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa.


Cùng chủ đề:

Bài 10. Âm thanh và sự truyền âm thanh trang 39, 40, 41 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
Bài 11. Âm thanh cuộc sống trang 42, 43, 44 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
Bài 12. Nhiệt độ và sự truyền nhiệt trang 45, 46, 47 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
Bài 13. Vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém trang 48, 49, 50 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
Bài 14. Ôn tập chủ đề Năng lượng trang 51 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
Bài 15. Thực vật cần gì để sống trang 53, 54, 55, 56, 57, 58 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
Bài 16. Động vật cần gì để sống trang 59, 60, 61, 62, 63 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
Giải Bài 1 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
Giải Bài 2 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức
Giải Bài 3 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức