Câu 1: Cho hai số a và b thỏa mãn a+b<0 và b>0. Khi đó:
Bài 1 (3.9). Tính tổng hai số cùng dấu: a) (-7) + (-2) ; b) (-8) + ( -5) ; c) (-11) + (-7) ; d) (-6) + (-15).
Bài 2 (3.10). Tính tổng hai số khác dấu: a) 6 + (-2); b) 9 + (-3) ; c) (-10) +4 ; d) (-1) +8.
Bài 3: Tính tổng: a) (-234) + (-156) ; b) 238 + (-120); c) (-371) + 283; d) 2 021 + (-2 523).
Bài 4 (3.11). Biểu diễn -4 và số đối của nó trên cùng một trục số.
Bài 5 (3.12). Thực hiện các phép trừ sau: a) 9 – (-2); b) (-7) – 4 ; c) 27 – 30 ; d) (-63) – (-15).
Bài 6. Bảng dưới đây cho biết nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất của một số thành phố ào một ngày nào đó. Hãy ghi vào cột bên phải số nhiệt độ chênh lệch ( nhiệt độ cao nhất trừ nhiệt độ thấp nhất) trong ngày đó của mỗi thành phố.
Bài 7 (3.13). Hai ca nô cùng xuất phát từ C đ về phía A hoặc B như hình vẽ. Ta quy ước chiều từ C đến B là chiều dương (nghĩa là vận tốc và quãng đường đi từ C về phía B được biểu thị bằng số dương và theo chiều ngược lại là số âm). Hỏi sau một giờ hai ca nô cách nhau bao nhiêu kilomet nếu vận tốc của chúng lần lượt là a) 11 km/h và 6 km/h; b) 11 km/h và -6 km/h.
Bài 8 (3.14). Mỗi hình sau đây mô phỏng phép tính nào?
Bài 9(3.15). Tính nhẩm a) (-3) + (-2) ; b) (-8) -7; c) (-35) + (-15) ; d) 12 – (-8).
Bài 10 (3.16). Tính một cách hợp lí: a) 152 + (-73) – (-18) -127; b) 7 + 8 + (-9) + (-10).
Bài 11 (3.17). Tính giá trị của biểu thức (-156) –x khi: a) x = -26; b) x = 76; c) x = (-28) –(-143).
Bài 12: Điền số thích hợp vào chỗ chấm trong hình sau đây, sao cho tổng hai số nằm trong hai ô cạnh nhau trên mỗi dòng thì bằng số nằm trong ô kề với hai ô đó ở dòng trên
Bài 13 (3.18). Thay mỗi dấu “*” bằng một chữ số thích hợp để có a) \[\left( { - \overline {6*} } \right) + \left( { - 34} \right) = - 100\] b) \[\left( { - 789} \right) + \overline {2**} = - 515.\]