Bài 16. Một số nét văn hoá ở vùng duyên hải miền Trung - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 4, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4. Duyên hải miền Trung


Bài 16. Một số nét văn hoá ở vùng duyên hải miền Trung - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo

Em hãy kể tên các di sản ở vùng Duyên hải miền Trung mà em biết.

Khởi động

Em hãy kể tên các di sản ở vùng Duyên hải miền Trung mà em biết.

Lời giải chi tiết:

- Một số di sản văn hóa ở vùng Duyên hải miền Trung:

+ Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).

+ Quần thể di tích cố đô Huế (Thừa Thiên Huế).

+ Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).

+ Phố cổ Hội An (Quảng Nam).

Khám phá 1

Quan sát hình 3, em hãy xác định vị trí các di sản thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung.

Lời giải chi tiết:

Vị trí các di sản thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung:

- Di sản văn hóa vật thể:

+ Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa.

+ Quần thể di tích Cố đô Huế ở Thừa Thiên Huế.

+ Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An ở Quảng Nam.

- Di sản văn hóa phi vật thể:

+ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, phân bố ở các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.

+ Ca trù ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

+ Dân ca Ví, Dặm ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

+ Nhã nhạc cung đình Huế phân bố ở Thừa Thiên Huế.

+ Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam, phân bố ở: Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Quảng Nam, Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa,…

+ Đờn ca tài tử Nam Bộ, phân bố ở các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận.

Khám phá 2

a. Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, 6, em hãy kể tên các món ăn tiêu biểu của vùng Duyên hải miền Trung và cho biết điểm nổi bật của ẩm thực miền Trung.

b. Đọc thông tin và quan sát các hình 7, 8, 9, em hãy chọn và mô tả một lễ hội tiêu biểu của vùng Duyên hải miền Trung.

Lời giải chi tiết:

a.

- Các món ăn tiêu biểu của vùng Duyên hải miền Trung là: bún bò Huế, mì Quảng, Cao lầu, kẹo cu đơ Hà Tĩnh, nem chua Thanh Hóa,…

- Điểm nổi bật của ẩm thực miền Trung là:

+ Mang hương vị đặc trưng là cay và đậm đà.

+ Các món ăn phong phú, đa dạng: ngoài những món ăn mặn, còn có các loại bánh, chè và thường được chế biến từ mạch nha, đường phèn,...

b.

(*) Mô tả Lễ hội Lam Kinh:

- Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hằng năm vào ngày 22 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ) tại khu vực Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

- Phần lễ được thực hiện theo nghi thức cổ truyền như: màn trống hội, cờ hội, rước kiệu. Sau phần lễ là các chương trình nghệ thuật tái diễn các sự kiện như Hội thề Lũng Nhai, giải phóng thành Đông Quan, vua Lê Thái Tổ đăng quang phát huy hào khí Lam Sơn,...

- Lễ hội Lam Kinh thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên đồng thời góp phần bảo tồn những nét văn hoá truyền thống của dân tộc.

Luyện tập

Em hãy liệt kê những tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải miền Trung có di sản văn hoá thế giới. Kể tên những di sản đó.

Lời giải chi tiết:

- Những tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải miền Trung có di sản văn hoá thế giới là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận.

- Các di sản văn hóa thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung:

+ Di sản văn hóa vật thể , gồm: Thành nhà Hồ; Quần thể di tích Cố đô Huế; Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An.

+ Di sản văn hóa phi vật thể , gồm: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ; Ca trù; Dân ca Ví, Dặm; Nhã nhạc cung đình Huế; Nghệ thuật bài chòi; Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Vận dụng

Em hãy viết một bức thư cho một người bạn để giới thiệu về một nét văn hoá tiêu biểu của vùng Duyên hải miền Trung.

Lời giải chi tiết:

(*) Tham khảo

Hà Nội, ngày..... tháng. ...năm....

Đức Anh thân mến!

Chúng mình xa nhau thấm thoắt đã nửa năm rồi đấy nhỉ? Nhớ cậu quá, mình viết thư cho cậu đây. Trước hết, cho mình gửi lời hỏi thăm sức khoẻ đến hai bác và bé Quỳnh Nga nhé! Còn cậu, từ ngày chuyển về Hải Dương, việc học tập đã ổn định hẳn chưa?

Bây giờ mình kể cho cậu nghe về chuyến du lịch đến dải đất miền Trung của mình và gia đình trong dịp nghỉ hè vừa rồi nhé! Cậu biết không, khi đến với vùng đất miền Trung mình đã rất ấn tượng với nơi này, quả thật vùng đất này đúng như tên gọi “con đường di sản”, bởi nơi đây hội tụ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của Việt Nam. Đặc biệt, nhiều di sản tại khu vực Duyên hải miền Trung đã được tổ chức UNESCO công nhận.

Một điểm thú vị nữa khi đến với miền Trung mà mình được trải nghiệm đó là nền ẩm thực phong phú, đa dạng, hầu hết các món ăn đều mang hương vị cay và đậm đà. Mình và gia đình đã thưởng thức nhiều món ăn nổi tiếng, như: bún bò huế, mì Quảng, kẹo cu đơ Hà Tĩnh,… Nếu có cơ hội, mình nhất định sẽ một lần nữa ghé thăm vùng đất miền Trung để có thêm nhiều trải nghiệm về lịch sử và văn hóa của vùng đất này.

Đức Anh ơi, kì nghỉ hè tới đây, cậu nhớ về quê chơi nhé! Chúng mình sẽ lại cùng nhau đi thả diều, đá bóng. Bạn bè gặp nhau, chắc vui lắm đấy!

Thư đã dài, mình dừng bút ở đây. Chúc bạn và gia đình vui vẻ, gặp nhiều may mắn!

Bạn thân

Quốc Trung


Cùng chủ đề:

Bài 11. Sông Hồng và văn minh sông Hồng - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 12. Thăng Long - Hà Nội - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 13. Văn Miếu - Quốc Tử Giám - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 14. Thiên nhiên vùng duyên hải miền Trung - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 15. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng duyên hải miền Trung - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 16. Một số nét văn hoá ở vùng duyên hải miền Trung - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 17. Cố đô Huế - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 18: Phố cổ Hội An - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 19. Thiên nhiên vùng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 20. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo
Bài 21. Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo