Bài 2. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 7, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 7 Kết nối tri thức với cuộc sống Chương 1: Châu Âu


Bài 2. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức

1. Đọc thông tin và khai thác bảng số liệu 1, 2 trong mục 1, hãy nêu đặc điểm cơ cấu dân cư ở châu Âu. 2. Đọc thông tin trong mục 2, cho biết các đặc điểm của đô thị hóa ở Châu Âu. 3. Đọc thông tin trong mục 3, cho biết đặc điểm di cư ở Châu Âu. 4. Dựa vào bảng 1 trang 101, vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và năm 2020. Nêu nhận xét.

? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 101 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin và khai thác bảng số liệu 1, 2 trong mục 1, hãy nêu đặc điểm cơ cấu dân cư ở châu Âu.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin ở mục 1 (cơ cấu dân cư) và khai thác số liệu bảng 1, 2.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm cơ cấu dân cư ở châu Âu:

- Số dân: 747 triệu người (2020).

- Cơ cấu dân số già:

+ Nhóm tuổi 0 – 14 chiếm tỉ lệ nhỏ, xu hướng giảm (Năm 1990 là 20,5%, năm 2020 là 16,1% => giảm 4,4%).

+ Nhóm tuổi trên 65 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao, xu hướng tăng (Năm 1990 là 12,6%, năm 2020 là 19,1% => tăng 6,5%).

- Dân cư châu Âu có sự chênh lệch về tỉ lệ giới tính: Năm 2020, tỉ lệ giới tính nam là 48,3%, trong khi tỉ lệ giới tính nữ là 51,7% => Tỉ lệ giới tính nam cao hơn tỉ lệ giới tính nữ 3,4%.

? mục 2

Trả lời câu hỏi 1 (mục 2) trang 101 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin trong mục 2, cho biết các đặc điểm của đô thị hóa ở Châu Âu.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin ở mục 2 (đô thị hóa).

Lời giải chi tiết:

- Quá trình đô thị hóa ở Châu Âu gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.

- Các đô thị mở rộng và nối liền với nhau tại thành các dải đô thị, cụm đô thị xuyên biên giới.

- Việc phát triển của đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn.

- Tỉ lệ dân đô thị cao 75% (2020).

Trả lời câu hỏi 2 (mục 2) trang 101 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào hình 1, hãy kể tên các đô thị từ 5 triệu người trở lên ở châu Âu.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 1 (Chú ý các đô thị từ 5 triệu người trở lên được kí hiệu bằng hình tròn màu hồng và xanh lá).

Lời giải chi tiết:

Các đô thị từ 5 triệu người trở lên ở châu Âu là: Pa-ri, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Ma-đrít, Bác-xê-lô-na, Xanh Pê-téc-bua.

? mục 3

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 101 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin trong mục 3, cho biết đặc điểm di cư ở Châu Âu.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin ở mục 3 (Di cư).

Lời giải chi tiết:

- Dân cư châu Âu phần lớn thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.

- Châu Âu là khu vực nhập cư lớn. Năm 2019, châu Âu đã tiếp nhận khoảng 82 triệu người di cư quốc tế.

- Việc di cư dân số trong nội bộ châu Âu ngày càng tăng => ảnh hưởng đến dân số của quốc gia.

Luyện tập

Giải bài luyện tập trang 103 SGK Địa lí 7

Dựa vào bảng 1 trang 101, vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và năm 2020. Nêu nhận xét.

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng 1:

- Vẽ biểu đồ hình tròn.

- Nhận xét cơ cấu dân số.

( Lưu ý: Số liệu trong bảng 1 là số liệu tinh (không cần xử lý) – đơn vị: %).

Lời giải chi tiết:

Biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu giai đoạn năm 1990 – 2020 (%)

=> Nhận xét:

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Châu Âu giai đoạn 1990 - 2020 có sự thay đổi:

- Giảm tỉ trọng ở nhóm 0 - 14 tuổi, từ 20,5% (1990) xuống 16,1%  (2020) (giảm 4,4%).

- Giảm tỉ trọng ở nhóm 15 - 64 tuổi, từ 66,9% (1990) xuống 64,8% (2020) (giảm 2,1%).

- Tăng tỉ trọng ở nhóm 65 tuổi trở lên, từ 12,6% (1990) lên 19,1% (2020) (tăng 6,5%).

=> Dân số châu Âu đang có xu hướng già hóa.

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 103 SGK Địa lí 7

Tìm hiểu về ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Dân số già gây ra nhiều hậu quả kinh tế xã hội ở châu Âu như:

- Thiếu lao động.

- Chi phí phúc lợi cho người già rất lớn (quỹ nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi, trả lương hưu đảm bảo đời sống, các phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế,...).


Cùng chủ đề:

Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu SGK Lịch sử và Địa lí 7 kết nối tri thức
Bài 1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 2. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 3. Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo SGK Lịch sử và Địa lí 7 kết nối tri thức
Bài 4. Liên minh châu Âu SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 4. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX SGK Lịch sử 7 kết nối tri thức
Bài 5. Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX SGK Lịch sử 7 kết nối tri thức