Bài 5. Ấn Độ từ thế kỉ 4 đến giữa thế kỉ 19 SGK Lịch sử 7 kết nối tri thức
Hãy trình bày khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta.
? mục 1.a
Trả lời câu hỏi mục 1.a trang 30 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Hãy trình bày khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 1-a SGK trang 30.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Đầu thế kỉ IV, vương triều Gúp-ta, lưu vực sông Hằng, đầu thế kỉ V, thống nhất, bán đảo Ấn Độ, công cụ bằng sắt, buôn bán, quan hệ thương mại.
Lời giải chi tiết:
Khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta
- Chính trị:
+Đầu thế kỉ IV, Sanđra Gúp-ta I lên ngôi và thống nhất đất nước, lập ra vương triều Gúp-ta.
+Lãnh thổ Ấn Độ mở rộng khắp lưu vực sông Hằng.
+Đầu thế kỉ V, phần lớn bán đảo Ấn Độ đã được thống nhất.
- Kinh tế:
+ Có những tiến bộ vượt bậc.
+ Nông nghiệp: Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.
+ Thương nghiệp: Việc buôn bán được đẩy mạnh, Ấn Độ đã có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.
+ Đời sống nhân dân được ổn định và sung túc hơn tất cả các thời kỳ trước đó.
=> Thời kì này được gọi là thời kì hoàng kim của lịch sử Ấn Độ.
? mục 1.b
Trả lời câu hỏi mục 1.b trang 30 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Hãy trình bày những nét chính về sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ thời Vương triều Đê-li
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 1-b SGK trang 30 – 31.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ, các khu vực hành chính, tướng lĩnh Hồi giáo, nghề nông trồng lúa, thành thị, hải cảng, phân biệt sắc tộc, mâu thuẫn dân tộc.
Lời giải chi tiết:
- Sự ra đời: Từ cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206).
- Chính trị:
+ Nhà vua có quyền lực cao nhất.
+ Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính đứng đầu bởi các tướng lĩnh Hồi giáo. Các tín đồ Hindu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng.
+ Nhà vua Hồi giáo còn tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Nhiều thành thị mới xuất hiện, nhiều hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.
- Xã hội:
+ Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo đã làm bùng nổ những bất bình trong nhân dân.
+ Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình.
? mục 1.c
Trả lời câu hỏi mục 1.c trang 31 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Trình bày khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ thời Vương triều Mô-gôn.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 1-c SGK trang 31 – 32.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Đầu thế kỉ XVI, không phân biệt nguồn gốc, A-cơ-ba, cải cách bộ máy hành chính, chế độ chuyên chế, đo đạc lại ruộng đất, định thuế, thương mại, hoạt động kinh tế chính, hòa hợp dân tộc, hoạt động sáng tạo.
Lời giải chi tiết:
- Sự ra đời:
+ Đầu thế kỉ XVI, người Hồi giáo lật đổ Vương triều Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn.
+ Ấn Độ đạt thịnh trị dưới thời trị vì của vua A-cơ-ba.
- Chính trị:
+ Cải cách bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, chia đất nước thành 15 tỉnh.
+ Thực hiện chế độ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp.
+ Tiến hành sửa đổi luật pháp.
- Kinh tế:
+ Nhà nước tiến hành: đo lại ruộng đất, đặt mức thuế hợp lý, thống nhất chế độ đo lường,…
+ Nông nghiệp nhiều loài cây lương thực và các loại mới được đưa vào trồng trọt.
+ Thủ công nghiệp truyền thống và các ngành nghệ khác tương đối phát triển.
+ Các thành phố và hải cảng thì hoạt động thương mại là hoạt động kinh tế chính.
- Xã hội:
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo
+ Hạn chế sự bóc lột của quý tộc với người dân.
+ Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 32 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Em hãy giới thiệu và nhận xét về một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 2-a,b,c SGK trang 32 – 33.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Tôn giáo, đạo Bà La Môn, đạo Phật, đạo Hồi, chữ viết – văn học, chữ Phạn, chữ Hin-đi, chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng tự do, kiến trúc điêu khắc.
Lời giải chi tiết:
* Một số thành tựu văn hóa Ấn Độ:
- Tôn giáo: đạo Hindu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.
- Chữ viết:
+ Phổ biến nhất là chữ Phạn.
+ Chữ Phạn là nguồn gốc của chữ Hindu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
- Văn học – nghệ thuật:
+ Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,…
+ Hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa – ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.
- Kiến trúc, điêu khắc:
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo.
+ Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo.
* Nhận xét: Thời kì này, các thành tựu văn hóa Ấn Độ tiếp tục ảnh hưởng, được truyền bá rộng rãi ra bên ngoài đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Luyện tập Câu 1
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập trang 33 SGK Lịch sử và Địa lí 7
1. Em hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:
Vương triều Gúp – ta |
Vương triều Đê – li |
Vương triều Mô – gôn |
Thời gian thành lập |
||
Tình hình chính trị |
||
Tình hình kinh tế |
||
Tình hình xã hội |
Phương pháp giải:
B1: Đọc lại mục 1-a,b,c SGK trang 30, 31, 32.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Đầu thế kỉ IV, vương triều Gúp-ta, cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ, các khu vực hành chính, tướng lĩnh Hồi giáo, nghề nông trồng lúa, đầu thế kỉ XVI, không phân biệt nguồn gốc, A-cơ-ba, cải cách bộ máy hành chính, chế độ chuyên chế, đo đạc lại ruộng đất.
Lời giải chi tiết:
Vương triều Gúp – ta |
Vương triều Đê – li |
Vương triều Mô – gôn |
|
Thời gian thành lập |
Đầu thế kỉ IV |
Từ cuối thế kỉ XII |
Đầu thế kỉ XVI |
Tình hình chính trị |
+Đầu thế kỉ IV, lập ra vương triều Gúp-ta. +Lãnh thổ Ấn Độ mở rộng khắp lưu vực sông Hằng. +Đầu thế kỉ V, phần lớn bán đảo Ấn Độ đã được thống nhất. |
+ Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính đứng đầu bởi các tướng lĩnh Hồi giáo. + Các tín đồ Hindu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng. +Tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn. |
+Cải cách bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, chia đất nước thành 15 tỉnh. +Thực hiện chế độ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp. +Tiến hành sửa đổi luật pháp. |
Tình hình kinh tế |
+Có những tiến bộ vượt bậc. +Nông nghiệp: Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng. +Thương nghiệp: buôn bán được đẩy mạnh, có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á. |
+Nông nghiệp: Nghề nông giữ vai trò quan trọng. +Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Nhiều thành thị mới xuất hiện, nhiều hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập. |
+Nhà nước tiến hành: đo lại ruộng đất, đặt mức thuế hợp lý, thống nhất chế độ đo lường,… +Nhiều loài cây lương thực và các loại mới được đưa vào trồng trọt. +Thủ công nghiệp truyền thống và các ngành nghệ khác tương đối phát triển. +Các thành phố và hải cảng thì hoạt động thương mại là hoạt động kinh tế chính. |
Tình hình xã hội |
Đời sống nhân dân được ổn định và sung túc hơn tất cả các thời kỳ trước đó. |
+Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo đã làm bùng nổ những bất bình trong nhân dân. +Bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình. |
+Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo +Hạn chế sự bóc lột của quý tộc với người dân. +Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật. |
Luyện tập Câu 2
2. Hãy tìm hiểu thêm và kể tên một số thành tựu văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.
Phương pháp giải:
B1: Tìm kiếm thông qua sách, báo Internet
B2: Các từ khóa tìm kiếm: “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á”, “một số đặc trưng văn hóa khu vực Đông Nam Á”, “Việt Nam tiếp nhận và tiếp biến các yếu tố văn hóa ngoại lai như thế nào?”,…
Lời giải chi tiết:
- Tôn giáo:
+ Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau.
- Chữ viết: Từ chữ Sanskrit, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng cho quốc gia mình.
- Kiến trúc:
+ Các mô típ điêu khắc, trang trí, kiến trúc chủ đề, các mảng phù điêu,.. mang đậm dấu ấn Ấn Độ.
+ Kiến trúc Phật giáo: có hình dạng tháp, mái vòm tròn, chiếc bát úp.
+ Kiến trúc Islam: mái tròn, cửa vòm, có hình tháp nhọn, sân rộng (Taj Mahal).
+ Kiến trúc Hindu: nhiều tầng đỉnh tháp nhọn, bên ngoài được trang trí bằng các phù điêu với nhiều hình dạng khác nhau.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi phần Vận dụng trang 33 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Tìm kiếm thông tin và hình ảnh từ sách, báo và Internet, hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu về công trình kiến trúc của Ấn Độ thời phong kiến mà em ấn tượng nhất.
Phương pháp giải:
B1: Tìm kiếm thông qua sách, báo Internet
B2: Các từ khóa tìm kiếm: “Các công trình kiến trúc Ấn Độ phong kiến”, “Đền Taj Mahal – một trong những kì quan của thế giới”, “8 công trình kiến trúc cổ tuyệt đẹp ở Ấn Độ”,…
Lời giải chi tiết:
Taj Mahal là khu lăng mộ kết tinh những nét đặc sắc của nghệ thuật Hồi giáo gần 400 năm trước, công trình xây vào thế kỷ 17. Một trong những nét độc đáo của Taj Mahal chính là lối kiến trúc đối xứng trên nền móng hình vuông với 4 cửa vòm, ban công, cửa sổ, tháp... Khảm đá quý là một nét ấn tượng khác trong nghệ thuật kiến trúc của Taj Mahal. Đá quý nhiều màu được mài sao cho vừa với phần rỗng đã đục sẵn trên đá cẩm thạch và khảm đến nhẵn mịn như cùng một khối. Buổi tối, các họa tiết này nếu có ánh sáng (mặt trăng) chiếu vào sẽ rực sáng lấp lánh.
Năm 1983, lăng Taj Mahal được UNESCO công nhận là di sản thế giới và mô tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới".