Bài 4. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX SGK Lịch sử 7 kết nối tri thức — Không quảng cáo

Soạn Lịch sử và Địa lí 7, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 7 Kết nối tri thức với cuộc sống Chương 2. Trung Quốc và Ấn Độ thời trung đại


Bài 4. Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19 SGK Lịch sử 7 kết nối tri thức

Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại phong kiến nào? Hãy thể hiện tiến trình lịch sử đó trên trục thời gian theo ý tưởng của em.

? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 25 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại phong kiến nào? Hãy thể hiện tiến trình lịch sử đó trên trục thời gian theo ý tưởng của em.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 1 SGK trang 25.

B2: Các từ khóa cần chú ý: nhà Tùy, Đường, thời kỳ Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.

Lời giải chi tiết:

Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại lớn:

? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 25 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Hãy trình bày những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2 SGK trang 25.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Bộ máy nhà nước, hoàn chỉnh, mở rộng lãnh thổ, giảm thuế, chia cho nông dân, chế độ quân điền, phát triển, con đường tơ lụa.

Lời giải chi tiết:

Những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường

- Về chính trị:

+ Dưới thời Đường bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh. Đặt các khoa thi tuyển chọn người đỗ đạt ra làm quan, cử người thân tín cai quản các địa phương.

+ Chính sách xâm lược để mở rộng lãnh thổ như xâm chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, Triều Tiên và củng cố chế độ cai trị ở An Nam đô hộ phủ (Việt Nam bấy giờ),…

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: chính sách giảm thuế, chế độ quân điền. Kỹ thuật canh tác mới được áp dụng do đó nông nghiệp đã có bước phát triển.

+ Thủ công nghiệp: luyện sắt, đóng thuyền,… và các ngành nghề thủ công khác ngày càng phát triển với các xưởng có hàng chục người làm việc.

+ Thương nghiệp: có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á. Những tuyến đường giao thông truyền thống khác đến thời Đường đã trở thành “con đường tơ lụa”.

? mục 3 Câu 1

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 27 SGK Lịch sử và Địa lí 7

1. Nêu những biểu hiện nổi bật về sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 3 SGK trang 26.

B2: Các từ khóa cần chú ý: nông nghiệp, kỹ thuật gieo trồng, diện tích trồng trọt, xưởng thủ công nghiệp, thuê nhân công, thành thị phồn thịnh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Lời giải chi tiết:

B iểu hiện nổi bật về sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh:

- Nông nghiệp:

+ Có những tiến bộ về kĩ thuật gieo trồng.

+ Diện tích trồng trọt vượt xa các thời trước, sản lượng lương thực tăng nhiều.

+ Tình trạng cướp đoạt ruộng đất của địa chủ vẫn gia tăng.

- Thủ công và thương nghiệp: các hình thức công xưởng thủ công đã xuất hiện trong các nghề dệt, làm giấy, đổ sứ.

- Ngoại thương:

+ Từ thế kỉ XVII đã có một số thương nhân châu Âu đến Trung Quốc buôn bán.

+ Đến triều nhà Thanh, do thi hành chính sách đóng cửa biển, đã hạn chế người châu Âu vào Trung Quốc.

+ Kinh tế công thương nghiệp sớm phát triển, kinh tế tự nhiên luôn chiếm địa vị thống trị, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển.

? mục 3 Câu 2

3. Theo em, những thành tựu nào là nổi bật nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 3 SGK trang 26.

B2: Các từ khóa cần chú ý: xưởng thủ công nghiệp, thuê nhân công, thành thị phồn thịnh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Thành tựu lớn nhất của sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh đó chính là sự phát triển mạnh mẽ của thương nghiệp.

- Thời Minh – Thanh, thương nghiệp đã phát triển mạnh mẽ và đã có dấu hiệu tách ra khỏi nông nghiệp. Việc buôn bán giữa các quốc gia được đẩy mạnh, cùng với đó là sự xuất hiện của các thành thị hưng thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh,…

- “Con đường tơ lụa” vẫn phát triển trong thời gian này. Sự phát triển của công thương nghiệp đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những mầm mống tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc, tuy nhiên vẫn còn nhỏ bé và chưa đủ sức chi phối mạnh mẽ đối với nền kinh tế - xã hội Trung Quốc.

? mục 4 Câu 1

Trả lời câu hỏi mục 4 trang 28 SGK Lịch sử và Địa lí 7

1. Hãy giới thiệu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 4 SGK trang 27 - 28.

B2: Các từ khóa cần chú ý: tư tưởng – tôn giáo, Nho giáo, chính thống, sử học, văn học, kiến trúc, điêu khắc.

Lời giải chi tiết:

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX

- Tư tưởng – tôn giáo:

+ Nho giáo: hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.

+ Phật giáo: phát triển và thịnh hành nhất dưới thời Đường, nhiều chùa chiền, tượng phật được xây dựng.

- Sử học, văn học:

+ Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Minh sử, Thanh thực sử, Tứ khố toàn thư,…

+ Nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Thể thơ nổi tiếng nhất đó chính là thơ “Đường luật”.

+ Tiểu thuyết chương hồi: Thủy hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),…

- Kiến trúc, điêu khắc:

+ Nhiều cung điện cổ kính như Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.

+ Nhiều bức họa đạt tới đỉnh cao, những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động,…

- Khoa học kĩ thuật:

+ Tứ đại phát minh: thuốc súng, kỹ thuật in, la bàn và giấy.

+ Các ngành khoa học khác: Cửu chương toán thuật, phép tính lịch, thuật phẫu thuật và châm cứu trong y học.

? mục 4 Câu 2

2. Em hãy nêu nhận xét về những thành tựu văn hóa của Trung Quốc.

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 4 SGK trang 27 - 28.

B2: Các từ khóa cần chú ý: tư tưởng – tôn giáo, Nho giáo, chính thống, sử học, văn học, kiến trúc, điêu khắc.

Lời giải chi tiết:

N hận xét:

- Kế thừa những di sản văn hóa cổ đại, đến thời trung đại, trên cơ sở những điều kiện kinh tế xã hội mới và sự giao lưu văn học với bên ngoài, nhân dân Trung Quốc đã sáng tạo ra những thành tựu văn hóa rất rực rỡ và độc đáo, trong đó nổi bật nhất là các mặt tư tưởng, văn học, sử học, nghệ thuật và một số lĩnh vực khoa học kĩ thuật

- Những thành tựu lớn lao trên tất cả các lĩnh vực đã làm cho Trung Quốc trở thành một trung tâm văn minh quan trọng ở Viễn Đông và trên thế giới.

Luyện tập Câu 1

Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 28 SGK Lịch sử và Địa lí 7

1. Tại sao nói thời Đường là thời kì thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 2 SGK trang 25.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Bộ máy nhà nước, hoàn chỉnh, mở rộng lãnh thổ, giảm thuế, chia cho nông dân, chế độ quân điền, phát triển, con đường tơ lụa.

Lời giải chi tiết:

- Chính trị:

+ Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao.

+ Đối ngoại: Mở các cuộc chiến tranh đi xâm lăng, mở rộng lãnh thổ.

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: chính sách quân điền (lấy ruộng chia cho nhân dân)

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: gốm sứ, tơ lụa, luyện kim.

- Về văn hóa:

+ Thơ Đường để lại khối lượng tác phẩm khá đồ sộ (gần 50 nghìn bài ), đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật làm thơ và có ảnh hưởng lớn tới nền văn học của nhiều nước khác

- Tôn giáo: Nho giáo và Phật giáo phát triển hài hòa

=> Lãnh thổ được mở rộng, đất nước giàu mạnh, phát triển.

Luyện tập câu 2

2. Kinh tế thời Minh – Thanh có điểm gì mới so với thời Đường?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 3 SGK trang 26.

B2: Các từ khóa cần chú ý: nông nghiệp, kỹ thuật gieo trồng, diện tích trồng trọt, xưởng thủ công nghiệp, thuê nhân công, thành thị phồn thịnh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Kinh tế thời Minh – Thanh có điểm mới so với thời Đường:

- Đầu thế kỷ XVI, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

- Các thành thị Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn.

- Đến thời Minh – Thanh, thương nghiệp đã phát triển mạnh mẽ và đã có dấu hiệu tách ra khỏi nông nghiệp.

- Sự phát triển của công thương nghiệp đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những mầm mống tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc.

Luyện tập Câu 3

3. Trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 4 SGK trang 27 - 28.

B2: Các từ khóa cần chú ý: tư tưởng – tôn giáo, Nho giáo, chính thống, sử học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, khoa học kỹ thuật, thuốc súng, la bàn, giấy, kỹ thuật in.

Lời giải chi tiết:

Trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, em ấn tượng với thành tựu thuốc súng.

Vì Thuốc súng ở Trung Quốc chỉ được ứng dụng trong việc chế tạo pháo hoa song ở phương Tây họ đã biến nó thành một phần của đại bác, súng trường – thứ đã giúp họ rất lớn trong công cuộc chinh phục thuộc địa.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi mục Vận dụng trang 28 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Liên hệ với lịch sử Việt Nam, em hãy tìm hiểu thêm và chia sẻ: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược Việt Nam?

Phương pháp giải:

B1: Tìm kiếm thông qua sách báo, internet: “lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam”, “lịch sử Việt Nam trung đại”,…

B2: Các mốc thời gian gắn với các sự kiện lịch sử.

Lời giải chi tiết:

Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược Việt Nam:

- Nhà Tống xâm lược Đại Cồ Việt năm 981.

- Nhà Tống âm lược Đại Việt (1075-1077)

- Quân Mông-Nguyên xâm lược Đại Việt (1258- 1288)

- Nhà Minh xâm lược Đại Ngu (1406-1407)

- Nhà Minh đặt ách cai trị ở nước ta (1407- 1427)

- Nhà Thanh xâm lược Đại Việt (1789)


Cùng chủ đề:

Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 2. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 3. Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo SGK Lịch sử và Địa lí 7 kết nối tri thức
Bài 4. Liên minh châu Âu SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 4. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX SGK Lịch sử 7 kết nối tri thức
Bài 5. Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX SGK Lịch sử 7 kết nối tri thức
Bài 5. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 6 Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á (từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI) SGK Lịch sử 7 kết nối tri thức
Bài 6. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức
Bài 7. Bản đồ chính trị của châu Á. Các khu vực của châu Á SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức