Bài 2: Đóng vai Thúy Kiều kể lại cho mọi người nghe việc báo ân báo oán. Trong lời kể giúp mọi người hình dung được cảnh vật và tâm trạng của Thúy Kiều khi gặp lại Hoạn Thư — Không quảng cáo

Văn mẫu 9 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý, thuyết minh, tự sự và nghị luận lớp 9 hay nhất Văn tự sự


Đã trải qua biết bao đắng cay, khổ nhục Thúy Kiều càng thấm thía cái lẽ đời: Hồng nhan bạc mệnh. Nhưng nàng cũng hiểu rằng: Cuộc sống luôn theo nghĩa của nó là: Gặp nhiều tai ương rồi sẽ có được niềm hạnh phúc. Con thấy thật đúng!

Lạ chi con tạo xoay vần

Đời người lắm nỗi gian truân khó lường.

Cha! Mẹ! Hai em! Chàng! Nếu mọi người muốn biết cuộc sống của con ra sao trong từng ấy năm phiêu bạt thì con chỉ xin kể quãng đời vẻ vang nhất của con. Liệu có ai ngờ rằng từ một tấm thân ô nhục con bỗng chốc trở thành một phu nhân tướng quân nắm quyền sinh sát của nhiều kẻ gian ác bất lương. Nếu mọi người thấu hiểu lòng con thì hãy lắng nghe chuyện con kể: Báo ân, báo oán.

Nhờ chàng Từ - một vị tướng đã rạch đôi sơn hà, chống lại triều đình con trở thành một phu nhân tướng quân. Chàng hỏi con về những người đã từng có ơn với con, những kẻ đã hãm hại con, đẩy con vào bể khổ. Rồi chàng mời hết những người có ơn, bắt hết những kẻ gian ác ấy về cho con toàn quyền xử tội. Thế là hôm ấy, con và chàng ngồi trên điện xét xử - báo ân và báo oán. Đầu tiên là Thúc Sinh, người đã từng có ơn cứu con khỏi lầu xanh, chàng Thúc bước vào, mặt đỏ như chàm, mình mẩy run run. Con nghĩ, chắc chàng quá sợ đây mà! Con biết chàng là người nhu nhược nhưng con không trách móc. Dù vợ cả chàng là Hoạn Thư luôn ghen tuông hành hạ con nhưng chuyện đó để khi khác! Giờ đây con phải đền ơn chàng. Con cất tiếng: Chào chàng Thúc! Hôm nay mời chàng đến đây là để ta bày tỏ chút lòng thành, xin được đền ơn cho chàng!

Chàng chẳng dám nói gì nhưng nghe đến đây chàng đã đỡ sợ nên chàng lên tiếng: Vâng ! Con lại nói: Nghĩa chàng dành cho tôi nặng đến nghìn non, trả làm sao hết. Đây có gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân để tạ lòng chàng gọi là có vậy. Mong chàng nhận cho. Người hầu bưng lễ ra, chàng lạy tạ lời nhận lễ. Nhưng con nghĩ: Sao chàng phải lạy tạ, chàng con sợ chăng? Thôi ta để chàng đi vì còn nhiều người phải báo ân nữa. Con chỉ nói thêm: Vợ chàng qủy quái tinh ma, phen này “kẻ cắp bà già gặp nhau”. Chàng đi ra và tiếp đó con báo ân cho nhiều người khác.

Sau đó là đến việc báo oán, người đầu tiên mà con phải trả thù, trả hết oán chính là Hoạn Thư - vợ cả của Thúc Sinh. Mụ vừa vào tới cửa con đã nói đón: " Tiểu thư cũng có thì giờ đến đây ư?". Rồi con lại dõng dạc hơn: " Đàn bà dễ có mấy tay. Từ xưa đến nay được mấy người nhiều mưu mô, tinh quái như bà" . Mụ vội vàng quỳ xuống, phần vì nhận ra con đang ngồi trên, phần vì thấy hàng hàng tướng lính áo giáp, gươm đao đầy mình. Con nghĩ: Chắc phen này mụ sẽ phát hoảng lên, sẽ lạy lọc van xin. Vì biết mình có tội, mụ sẽ biết thế nào là "gieo nhân nào được quả nấy". Con lại dõng dạc hơn: Dễ dàng là kiếp hồng nhan, ăn ở mà càng cay nghiệt thì sẽ càng chịu nhiều oan trái. Đến đây Hoạn Thư đã hiểu ra. Nhưng mụ tinh ranh quá, mụ còn bình tĩnh khấu đầu rồi xin thưa. Con biết mụ sẽ kêu ca, sẽ chữa tội cho mình, lúc này con có thể cho mụ từ giã cõi đời nhưng con vẫn muốn xem mụ sẽ nói gì, và cũng một phần vì con muốn xem mụ có hối cải không. Nếu có, con có thể rộng lượng khoan hồng tha không giết mụ. Mụ bắt đầu thưa: Thưa phu nhân, tôi đây là phận đàn bà hèn kém nên cũng như ai. Tôi ghen tuông thì cũng là chuyện thường tình, nghĩ lại ngày ấy kẻ hèn mọn này đã để phu nhân ra gác viết kinh ở, với lại khi phu nhân bỏ đi, tôi đâu dám chửi cũng chẳng đuổi theo bắt về mặc dù biết gác viện đã mất vài thứ đáng giá. Với lại cũng tại chế độ đa thê, một chồng mà nhiều vợ, chồng chung thì ai dễ chiều chủ ai. Nhưng cũng tại kẻ hèn mọn này gây ra việc chông gai, giờ thì chỉ còn biết trông chờ vào tấm lòng bao dung rộng lớn như biển cả của phu nhân mà thôi. Xin phu nhân nghĩ cho mà thương cho kẻ hèn kém này.

Con bàng hoàng vô cùng, khen cho mụ khôn ngoan đến mực mà nói cũng phải lời. Mụ thật giảo hoạt, khôn ngoan, tinh quái, ranh mãnh. Nhưng lời nói cua mụ có lí quá, con cũng là đàn bà thì cần hiểu được suy nghĩ chung của đàn bà là hay ghen tuông. Nhưng tha cho mụ thì may đời cho mụ, còn làm ra thì lại là người nhỏ nhen, với lại con đã có ý khoan hồng nếu mụ biết hối cải. Dù chưa thấy hành động nhưng lời nói của mụ thì cũng có tình, có lí. Mụ đã nhận hết lỗi vào mình thì cũng khoan dung cho mụ và chỉ nói thêm: Hãy biết hối cải vì sống mà tạo nhiều ơn nghĩa thì sẽ gặp nhiều điều tốt đẹp. Nên nhớ câu ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.

Sau đó con còn xử tội nhiều tên khác. Tất cả chúng đều là lũ gian ác, độc địa, bất nhân. Con chỉ kể có vậy thôi.

Đã trải qua biết bao đắng cay, khổ nhục con càng thấm thía cái lẽ đời: Hồng nhan bạc mệnh. Nhưng thôi, giờ đây con đã đoàn tụ với cả nhà, có cha, có mẹ, có anh em, có người yêu chung thuỷ thì cuộc sống còn gì không hạnh phúc. Cuộc sống luôn theo nghĩa của nó là: Gặp nhiều tai ương rồi sẽ có được niềm hạnh phúc. Con thấy thật đúng!


Cùng chủ đề:

Bài 2: Em hãy tưởng tượng gặp lại một người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiên Duật. Em hãy kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó
Bài 2: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Bài 2: Phân tích và nêu cảm nghĩ về nhân vật Rô - Bin - Xơn trong đoạn Rô - Bin - Xơn ngoài đảo hoang (Rô - Bin - Xơn Cru - Xô của nhà văn Đi - Phô)
Bài 2: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, em thích nhất điều gì? Nêu ý kiến của em về điều đó
Bài 2: Tưởng tượng hai mươi năm sau, vào một ngày em về thăm trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó ( Bài 2 )
Bài 2: Đóng vai Thúy Kiều kể lại cho mọi người nghe việc báo ân báo oán. Trong lời kể giúp mọi người hình dung được cảnh vật và tâm trạng của Thúy Kiều khi gặp lại Hoạn Thư
Bài 3 Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân đã thể hiện tinh tế và sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc. Em hãy phân tích và chứng minh
Bài 3: Cảm nhận của em trước lòng kính yêu tha thiết của nhân dân miền Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương ( Bài 2)
Bài 3: Em hãy tưởng tượng gặp lại một người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Em hãy kê về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó
Bài 3: Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày
Bài 3: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, em thích nhất điều gì? Nêu ý kiến của em về điều đó